Dùng nghệ nhiều có tác hại gì không?
Nghệ là dược liệu quý đã được cả Tây và Đông y chứng minh có tính hiệu quả.
Theo bác sĩ Nguyễn Phối Hiền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L. (hoặc Curcuma domestica Lour.), nghệ thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ là nguồn tài nguyên quý giá trong việc chăm sóc sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, nghệ vị cay,
đắng, tính ôn, quy kinh Can và Tỳ. Các bộ phận được sử dụng là thân
rễ (Khương hoàng – Rhizoma Curcumae longae), dùng làm thuốc và chế
biến các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Rễ củ (Uất kim – Radix Curcumae
longae) được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền.
Nghệ là dược liệu quý.
Theo ghi chép trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, nghệ vị đắng cay và hương thơm đặc trưng, quy kinh can, tỳ, tính ấm và tác dụng làm thông kinh chỉ thống và hành khí phá ứ.
Ngoài ra, lá của cây nghệ cũng giúp tiêu mủ, tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá vỡ cholesterol trong máu và nhanh lên da non. Tinh dầu từ nghệ tác dụng diệt khuẩn ngoài da và giống như curcumin, nó cũng có tác dụng kháng khuẩn.
Củ nghệ có khả năng hạ cholesterol trong máu, tăng tiết mật, chống loét dạ dày, chống viêm cấp và mạn. Tinh dầu nghệ còn có khả năng diệt khuẩn ngoài da và chống nấm.
Trong củ nghệ, Curcumin được chứng minh là nhiều tác dụng, gồm khả năng nhanh lên da non, hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, chống oxy hóa.
Bác sĩ Hiền cho hay, nghệ được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Đau dạ dày và viêm loét: Nghệ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm đau nhanh chóng.
- Chữa vàng da và rối loạn gan mật: Nghệ được sử dụng để thông mật, giảm đau do tắc mật, hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
- Hỗ trợ làm lành vết thương: Nghệ giúp khử trùng, tiêu viêm, làm lành da nhanh chóng.
- Làm đẹp: Nghệ là thành phần quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc da, giúp giảm thâm nám, ngừa mụn và làm sáng da.
- Tạo màu thực phẩm: Nghệ được dùng để nhuộm vàng cho bột cà ri, len, tơ và các sản phẩm khác.
Chống chỉ định khi dùng nghệ
Y học truyền thống lẫn hiện đại đã khẳng định vai trò quan trọng của nghệ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, nhưng không nên lạm dụng dùng nghệ. Khi sử dụng nghệ với liều lượng quá cao trong thời gian dài, nghệ có thể gây kích ứng dạ dày, tiêu chảy hoặc nóng trong người.
Khi dùng nghệ cần lưu ý tới với đề tương tác thuốc của dược liệu này. Nghệ có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc kháng acid hoặc thuốc trị trào ngược dạ dày. Nghệ tương tác với thuốc trị tiểu đường có thể gây hạ đường huyết quá mức. Với các thuốc chống đông máu, nghệ có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Theo bác sĩ Hiền, nghệ tốt như không nên sử dụng nghệ khi đang mang thai vì có thể kích thích tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Với người mắc bệnh sỏi mật hoặc tắc mật, nghệ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Với người đang sử dụng thuốc đông máu hoặc hóa trị, Curcumin có thể tương tác với thuốc, làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ Hiền cũng tư vấn thêm để sử dụng nghệ hiệu quả cần phải tư vấn ý kiến bác sĩ, đặc biệt khi đang điều trị bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
Bạn đang xem: Dùng nghệ nhiều có tác hại gì không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Những lưu ý khi tập luyện thể thao để tránh nguy cơ đột quỵ
- Nghiên cứu giúp bạn trả lời cho câu hỏi 'Đi ngủ có nên mang tất'
- Nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng đến gãy đốt sống cổ, tổn thương sức khỏe 23%
- 5 nguyên tắc vàng khi luyện tập thể thao cần biết để tránh “rước họa vào thân”
- Loại rau dài như “bó đũa” ăn vào cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn đổ bỏ
- Xáo tam phân có phải 'khắc tinh' của ung thư?