Đừng chỉ dùng lá, nụ loài cây này 'quý như nhân sâm người nghèo' nhìn vừa lạ vừa quen

Không chỉ lá mà nụ loài cây này đem đun nước uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.

Nụ vối, lá vối khô đều rất tốt cho sức khỏe

Cây vối rất quen thuộc với người Việt. Đây là một loại cây thân gỗ, sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim.

Lá vối có hình trái xoan ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá. Hai mặt lá màu xanh nhạt, có đốm nâu (xuất hiện ở lá giữa), phiến dày cứng.

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ với VTC News, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.

Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh với một số vi trùng gram+ và gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông.

Đừng chỉ dùng lá, nụ loài cây này quý như nhân sâm người nghèo nhìn vừa lạ vừa quen-1Lá vối, nụ vối có nhiều công dụng với sức khỏe.

Đặc biệt hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9. Chúng có tác dụng mạnh nhất với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Chúng hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.

Nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường.

Từ lâu nay lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ.

Một số bài thuốc đông y trị bệnh từ vối

ThS Hoàng Khánh Toàn chia sẻ với Tuổi Trẻ, trong đông y, có nhiều bài thuốc dùng lá vối khô, nụ vối và quả vối (mạn kinh tử) để hỗ trợ phòng và chữa bệnh:

Trị mụn nhọt, lở loét: Loại lá này có màu sắc đậm đặc biệt có tác dụng như thuốc kháng sinh, sát trùng để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ.


Đừng chỉ dùng lá, nụ loài cây này quý như nhân sâm người nghèo nhìn vừa lạ vừa quen-2


Có thể giảm mỡ máu: Nước lá vối sắc đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm huyết áp do gan nóng, tiêu đờm bình suyễn. Nếu dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè (theo nghiên cứu của Viện Đông y Trung ương 1968). Dùng khô ngày uống 20g, lá tươi ngày dùng 40g.

Trị gan nhiễm mỡ: Mạn kinh tử 20g, hạ khô thảo 20g, hà diệp (lá sen phơi khô) 20g, ô mai 5 quả đun nước uống hằng ngày...

Giảm đau đầu, mắt mờ: Mạn kinh tử (hạt vối) 10g, cúc hoa 8g, tế tân 3g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g, bạch chỉ 6g, sắc với 600ml nước lấy 200ml chia 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn. Uống liên tục 20 ngày.

Không chỉ ở Việt Nam Ấn Độ và Trung Quốc đều dùng các bộ phận của cây vối trong hỗ trợ trị cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thương...

 

Bạn đang xem: Đừng chỉ dùng lá, nụ loài cây này 'quý như nhân sâm người nghèo' nhìn vừa lạ vừa quen

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết