Đừng chỉ ăn lá, củ loài cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' mâm cơm nhà nào cũng có
Những món ăn chế biến từ loại quả này sẽ khiến bạn thích thú không chỉ bởi hương vị và màu sắc bắt mắt mà nó còn mang đến một nguồn năng lượng tuyệt vời cho sức khỏe.
Lá nghệ có mùi thơm đặc biệt nên được
nhiều bà nội trợ sử sử dụng để nấu các món như: Cá kho lá nghệ,
bánh xèo lá nghệ... Không chỉ lá củ nghệ có nhiều công dụng "vàng
10" tốt cho sức khỏe.
Củ nghệ giàu vitamin nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Làm lành vết thương, điều trị sẹo: Các chất có trong củ nghệ có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên khả năng làm lành vết thương của nghệ cực kỳ hiệu quả. Nếu bị thương hoặc bỏng có thể bôi nghệ lên khu vực đó để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp tái tạo vùng da, ngăn ngừa sẹo.
Phòng ngừa ung thư: Củ nghệ có tác
dụng tốt cho sức khỏe, đặc trưng nhất là hoạt chất curcumin. Đây là
một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể chữa
trị rất nhiều triệu chứng như: Diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư đại
tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng… Sử dụng nghệ
thường xuyên sẽ giúp giảm sự hình thành các tế bào ung thư, tiêu
diệt gốc tự do gây hại.
Tốt cho hệ tim mạch: Theo Sức khỏe & Đời sống hoạt chất Curcumin có trong nghệ giúp đảo ngược quá trình có thể gây ra bệnh tim ở người. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất như kali trong củ nghệ giúp bảo vệ tim mạch luôn khỏe mạnh và ổn định.
Rất tốt cho não: Thành phần curcumin kết hợp với mật ong có thể làm ngăn chặn các tế bào não bị tổn thương. Đặc biệt, các dưỡng chất trong mật ong còn góp phần kích thích quá trình sản sinh các tế bào não mới.
Hỗ trợ bệnh viêm khớp: Nghệ ngoài chứa hoạt chất curcumin, còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và những loại viêm khác. Thế nên việc sử dụng nghệ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm khớp sẽ mang lại nhiều hiệu quả.
Làm đẹp hiệu quả: Củ nghệ rất giàu vitamin như: C, E, K cùng với curcumin sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới thay cho các tế bào cũ, tiêu diệt vi khuẩn và các gốc tự do có hại. Nhờ đó chống lại sự lão hóa, giúp làn da thêm trẻ trung, khỏe mạnh.
Điều trị đau dạ dày: Củ nghệ có vị
nóng, cay, có tác dụng bảo vệ dạ dày, tiêu diệt các vi khuẩn có
hại, từ đó làm giảm tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Sử dụng nghệ
đúng cách có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua,
khó tiêu thường gặp.
Củ nghệ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một loại gia vị
trong nấu ăn truyền thống, cũng như các đặc tính dược liệu tiềm
tàng của nó với sức khỏe. Tuy nhiên ít người biết được lá nghệ cũng
giàu dinh dưỡng và chế biến được nhiều món ngon.
Dưới đây là một số món ngon chế biến từ củ nghệ:
Cá kho nghệ
Nguyên liệu: Cá lóc (cá sặc, cá trèn...), nghệ, hành lá, ớt, nước mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn, dừa tươi. Rửa sạch củ nghệ, giã nhuyễn. Làm sạch cá. Ướp cá với nghệ, nước mắm, đường, bột nêm, hành băm, ớt băm khoảng 15 phút cho ngấm. Cho cá vào nồi, cho nước dừa tươi, dầu ăn vào, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước kho sánh lại. Dọn cá ra đĩa, xếp vài lát nghệ lên trên.
Canh cá nấu nghệ
Cá chép, quả dọc hoặc khế, cà chua, nước dùng, nghệ, dầu ăn, gia vị, hành, thì là, các loại rau sống, mỡ nước. Cá rửa sạch, cắt khúc, ướp với muối và nước nghệ. Quả dọc bóc vỏ. Cà chua thái miếng vừa ăn, thì là và hành thái nhỏ. Đun nước dùng cho sôi. Cho dầu vào chảo chiên cá. Cho đầu hành lá và trái dọc vào xào, sau đó bỏ vào nồi nước dùng đã sôi, tiếp tục bỏ cá đã chiên vào, đun nhỏ lửa. Khi cá chín, cho cà chua, nêm gia vị vừa ăn. Trước khi tắt bếp, cho hành và thì là vào.
Bún xào nghệ thịt heo, tim, cật heo
Củ nghệ, tỏi băm, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn, hành lá, hẹ. Cho dầu ăn và tỏi băm vào chảo, phi vàng, cho thịt heo, cật và tim heo vào xào, tiếp tục cho nghệ đã giã nhỏ vào xào chung. Khi cật và tim heo vừa chín tới, cho bún vào xào chung, đảo đều tay cho bún thấm nghệ. Cuối cùng, cho hẹ và hành lá vào, trộn đều lần nữa. Tắt bếp, rắc chút tiêu lên, món ăn đã hoàn thành.
Lưu ý khi sử dụng củ nghệ
Theo Lao Động củ nghệ tuy tốt tuy nhiên không nên sử dụng nghệ với liều lượng quá nhiều, có thể sẽ gây ra tác dụng phụ và vàng da, tiêu chảy, buồn nôn...
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi áp dụng bất kì loại thuốc nào.
Không nên sử dụng nghệ khi gặp các vấn đề về túi mật.
Có thể kết hợp nghệ với mật ong để phát huy tối đa tác dụng điều trị bệnh.
Bạn đang xem: Đừng chỉ ăn lá, củ loài cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' mâm cơm nhà nào cũng có
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Uống mật ong vào thời điểm nào để giảm cân?
- 3 loại rau ít 'ngậm' thuốc trừ sâu nhất chợ, nhiều người không biết mà mua
- 3 triệu chứng ở tai có thể là dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ
- Ngỡ ngàng với loạt món ngon ăn vào bữa sáng cực hại gan không phải ai cũng biết
- Lương y hướng dẫn cách nấu hoa đu đủ đực với xạ đen
- Loại lá được ví như 'tiên dược', người Việt thường dùng mà không biết công dụng