Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật
Đột quỵ ở phần sau não có thể gây ra tình trạng mất thị lực đột
ngột, cử động mắt bất thường, khó giữ thăng bằng, chóng mặt, bất
tỉnh hoặc thậm chí đau đầu. Ảnh: Shutterstock.
Theo Eat This Not That, đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ và gây ra các triệu chứng như suy nhược, tê mặt và lú lẫn. Những triệu chứng này có thể dẫn đến nhập viện hoặc tử vong.
Tại Mỹ, cứ 40 giây lại có một ca đột quỵ và cứ 3,5 phút lại có một người chết vì đột quỵ. Do đó, hiểu các dấu hiệu cảnh báo và các yếu tố nguy cơ đột quỵ là rất quan trọng để ngăn ngừa và sống sót sau đột quỵ.
Nhà thần kinh học, bác sĩ phẫu thuật Sandra Narayanan tại Viện Khoa học Thần kinh Thái Bình Dương cho biết: "Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm, nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu ở Mỹ và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới. Hơn 50% số người sống sót sau đột quỵ trên 65 tuổi bị suy giảm khả năng vận động, dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp hơn. Thiệt hại kinh tế do đột quỵ là rất lớn (gần 53 tỷ USD từ năm 2017 đến năm 2018 chỉ riêng ở Mỹ)".
Đột quỵ có thể gây ra các khuyết tật ngắn hạn và dài hạn như tê liệt, các vấn đề về kiểm soát cử động, rối loạn cảm giác như mất khả năng xúc giác, mất kiểm soát bàng quang, các vấn đề về sử dụng hoặc hiểu ngôn ngữ, các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ. Bị đột quỵ ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, nhưng có nhiều cách giúp giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa đột quỵ.
Điều cần biết về đột quỵ
Jason Tarpley, nhà thần kinh học về đột quỵ, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ và Mạch máu Thần kinh của Viện Khoa học Thần kinh Thái Bình Dương, cho biết: "Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc tắc nghẽn động mạch não có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nguyên nhân thường do rối loạn tim mạch gọi là rung tâm nhĩ, xơ vữa động mạch cảnh hoặc bệnh ở các động mạch nhỏ của não. Mặt khác, đột quỵ ở người trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ ở người trẻ là bệnh lý dị dạng mạch máu não".
Đột quỵ có thể thay đổi từ rất nhẹ đến rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Các loại đột quỵ nghiêm trọng nhất là do tắc nghẽn mạch máu não.
Đột quỵ nhẹ cũng nghiêm trọng
Nhà thần kinh học Reza Bavarsad Shahripour giải thích: "Đột quỵ nhẹ là khi bệnh nhân trải qua một thời gian tạm thời thiếu lưu lượng máu đến vùng não và não, các triệu chứng cũng là tạm thời. Có thể mất vài phút đến vài giờ, thường trong vòng 24 giờ, các triệu chứng của bệnh nhân sẽ hết. Chúng tôi thường gọi đó là TIA hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, nhưng bác sĩ lâm sàng thường gọi nó là cơn đột quỵ nhẹ để nhắc nhở bệnh nhân thực tế là bạn đã bị một dạng đột quỵ. Vì vậy, chúng tôi luôn phải cẩn thận về các yếu tố rủi ro, thuốc men và lối sống của bạn".
Sự khác biệt giữa đột quỵ và đột quỵ nhẹ là bệnh nhân thường có các triệu chứng giống nhau trong vài phút hoặc vài giờ. Sinh lý bệnh hoặc cơ chế đột quỵ là giống nhau và nguồn cơn đột quỵ có thể từ tim (như rối loạn nhịp tim, suy tim, rung nhĩ), bệnh động mạch cảnh, tăng huyết áp mạn tính và những thay đổi mạch máu nhỏ trong não.
Đột quỵ nhẹ thường hồi phục tốt trong 24 giờ đầu tiên và bệnh nhân không có thêm bất kỳ triệu chứng hoặc suy giảm nào. Trong vài tuần và vài tháng đầu tiên sau khi bị đột quỵ nhẹ, họ có nguy cơ bị đột quỵ cấp tính cao hơn và đó là lý do họ cần được bác sĩ, gia đình theo dõi chặt chẽ tại nhà.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm và là
nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu ở Mỹ. Ảnh: Medstarhealth.
80% đột quỵ có thể phòng ngừa
Theo tiến sĩ Sandra Narayanan, chúng ta có thể ngăn ngừa tới 80% số ca đột quỵ bằng những thay đổi lối sống sau:
- Từ bỏ hút thuốc.
- Đo huyết áp hàng ngày nếu bạn bị huyết áp cao. Hãy luôn viết chỉ
số huyết áp vào cuốn nhật ký mỗi ngày.
- Ăn theo chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải giàu trái cây, rau, ngũ cốc
nguyên hạt, cá và các loại hạt.
- Tập thể dục dưới mọi hình thức, ngay cả khi chỉ là 10 phút mỗi
ngày.
- Biết lượng cholesterol của bạn. Nếu bạn đã bị đột quỵ, hãy nhắm
đến lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL dưới 70 mg/dL. Biết các con số
của bạn và hợp tác với bác sĩ để theo dõi định kỳ và dùng thuốc
điều chỉnh.
Theo tiến sĩ Reza Bavarsad Shahripour, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống, chế độ ăn uống giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát đột quỵ và đột quỵ nhẹ trong 1-5 năm đầu sau đột quỵ.
Bạn đang xem: Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ
- Nghiên cứu mới: Chất tạo ngọt không calo thay thế đường có thể tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
- 11 phút với điều nhẹ nhàng này, đẩy lùi ung thư, đột quỵ
- Nhập viện với vết dao lam cứa sâu vì làm theo 'thầy thuốc online'
- 4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày đến vài tháng
- Sau tuổi 40, ăn đều 6 thực phẩm sau giúp bạn trẻ lâu