Độc tố trong hoa chuông nguy hiểm thế nào?
Hoa chuông mọc dại hoặc được người dân trồng nhiều ở Đà Lạt, các tỉnh miền núi phía Bắc. Độc tính của hoa này có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch nếu ăn phải.
Mới đây, tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, 8 người đã bị ngộ độc nặng sau khi ăn hoa chuông xào trứng. Theo thông tin ban đầu, sau bữa ăn, những người này có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… Tại thời điểm nhập viện, 4 bệnh nhân có các triệu chứng nặng hơn như mạch đập nhanh, thở gấp, đau ngực, ý thức lơ mơ, đồng tử giãn nhẹ.
Trước đó, ngày 25/4, bốn người trú tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, cũng bị ngộ độc sau khi ăn hoa chuông xào.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Quốc Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, độc tính của hoa chuông có thể ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa. Người bị ngộ độc có biểu hiện như đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Nếu nặng, bệnh nhân có thể hôn mê, tím tái, suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cán bộ an toàn thực phẩm kiểm tra mẫu thực phẩm tại Sơn
La.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt nam, Hội Đông y Hà Nội, hiện nay, trên thế giới có khoảng 350.000 loài thực vật có hoa. Hầu hết trong số chúng là những loài hoa đẹp, không gây hại. Tuy nhiên, một số ít mang trên mình vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút nhưng lại ẩn chứa những độc tố có thể gây chết người.
Hoa chuông là một dòng hoa loa kèn. Hoa này còn có nhiều tên gọi khác nhau cánh báo độc như hơi thở của quý, kèn của thiên thần. Hoa chuông có bề ngoài đẹp, lạ và có nhiều màu như màu trắng, vàng nhạt, vàng pha hồng. Nhiều gia đình trồng làm hoa cảnh, trồng ở các vườn hoa, khu du lịch. Nhìn bên ngoài, loài hoa này tưởng chừng như vô hại. Thực tế, đây là loài hoa có chứa độc tố khủng khiếp.
Lương y Sáng cho biết nhiều vùng ở Colombia còn cảnh báo chỉ cần ngửi hoa, nạn nhân sẽ lập tức rơi vào tình trạng vô thức, không kiểm soát được hành vi, nói năng lảm nhảm. Chất chiết xuất từ hoa này được cho là phương tiện để tội phạm thôi miên, đầu độc nạn nhân.
Do đó, bác sĩ Dũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không hái các loại rau rừng lạ, các loại hoa để làm thực phẩm. Đặc biệt, các địa phương nên tuyên truyền cho người dân về độc tính của hoa chuông. Đặc biệt, trẻ em không nên hái hoa, lại gần hoa. Trường hợp ăn phải hoa chuông cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Bạn đang xem: Độc tố trong hoa chuông nguy hiểm thế nào?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 3 loại cá 'bẩn nhất chợ', ít dinh dưỡng nhưng nhiều độc tố, có loại ăn 1kg độc ngang hút trăm điếu thuốc
- Mỗi ngày uống 1-2 ly nhóm thức uống này dễ bị ung thư gan
- 3 loại rau củ quen mặt này phải sơ chế kỹ tránh ngộ độc
- Vợ chết, chồng ngộ độc nặng sau khi ăn cơm rang trứng để qua đêm
- Làm gì để tránh nguy cơ ngộ độc Botulinum?
- Quả hồng châu gây ngộ độc cho 11 trẻ ở Hà Giang có chứa chất kịch độc như lá ngón