Đây là lý do vì sao bạn không nên tắm đêm
Tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ từ 1 đến 2 giờ sẽ giúp chúng ta thư giãn, có được giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên việc tắm đêm, sau khi tắm vào ngay phòng điều hòa lại có thể gây hại cho cơ thể.
Tình trạng liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Dây thần kinh ngoại biên số 7 phụ trách điều khiển các cơ mặt, giúp chúng ta biểu lộ cảm xúc, nhai, nói… Khi dây thần kinh ngoại biên số 7 bị liệt, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển cơ mặt, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nói chuyện, ăn uống và tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 khá rõ ràng (Ảnh:
BV).
Biểu hiện của bệnh khá rõ ràng, các triệu chứng xảy ra đột ngột với những dấu hiệu như:
- Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài.
- Liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được.
- Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.
- Người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu.
- Mất vị giác, nước mắt, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống.
Nếu được phát hiện sớm (thường trong vòng 30 ngày kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên), điều trị đúng cách, bệnh có thể cải thiện 70-100%. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài tuần, nếu nặng có thể vài tháng.
Nếu không được điều trị đúng cách bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có thể để lại nhiều di chứng nặng nề khác nhau như các biến chứng mắt (viêm kết mạc, loét giác mạc, lộn mí, chảy nước mắt không kiểm soát, co thắt nửa mặt sau liệt mặt (biến chứng này gặp ở các thể nặng và khó hồi phục).
Vì sao tắm đêm có thể gây liệt dây thần kinh số 7?
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra liệt dây thần kinh số 7 là do bị nhiễm lạnh đột ngột.
Vào ban đêm, nhiệt độ xuống thấp tạo nên sự chênh lệch về nhiệt độ giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Việc tắm đêm, tắm vào tối muộn, sau khi tắm vào ngay phòng điều hòa có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, gây nguy cơ liệt dây thần kinh ngoại biên số 7.
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch để thích nghi. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột xảy ra nhanh hơn.
Ngoài ra, sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể đã giảm xuống, nếu tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ tác động xấu tới khả năng lưu thông máu của cơ thể. Kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, ảnh hưởng đến nhịp đập của tim, huyết áp.
Những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa sau khi tắm rất dễ bị tai biến, đột quỵ.
Vì vậy, mọi người nên tạo thói quen tắm sớm, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, khi cơ thể dễ mệt mỏi và giảm sức chống chịu. Thời điểm tốt nhất để tắm là buổi sáng hoặc buổi tối trước 20h, và tuyệt đối không nên tắm sau 23h.
Từ 19h trở đi, nếu phải gội đầu, hãy sử dụng nước ấm và sấy tóc thật khô trước khi đi ngủ. Đặc biệt, cần tránh dội nước lên cơ thể hoặc đầu một cách đột ngột khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột.
Ngoài ra, có một thời điểm không nên tắm như sau khi ăn no, sau khi uống rượu, khi vừa đi nắng về, khi bị tụt huyết áp, sau khi vận động mạnh…
Bạn đang xem: Đây là lý do vì sao bạn không nên tắm đêm
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tắm đêm bằng nước lạnh có tốt cho sức khỏe?
- 'Chỉ mất vài giây tiếp xúc nguồn lạnh có thể bị liệt mặt'
- Sốc nhiệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột có thể gây méo miệng, liệt mặt: Ghi nhớ 5 điều để đề phòng
- Bé 1 tuổi liệt mặt do nằm quạt
- Hari Won - bà xã Trấn Thành bị liệt mặt trái
- Những sai lầm nguy hiểm khi bật quạt mùa hè có thể khiến bạn liệt mặt, thậm chí sốc nhiệt, tử vong