Đặc sản ở Việt Nam nhìn ghê rợn nhưng giá nửa triệu/kg, dân nhậu có tiền cũng khó mua được
Những con sâu tre béo núc níc, bò lúc nhúc trông rất sợ hãi nhưng đem chiên giòn tan cùng lá chanh trở thành món khoái khẩu.
Ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc, hay một số huyện ở Thanh Hóa có một loại côn trùng sống ẩn nấp trong thân tre. Đó chính là sâu tre, sâu măng...
Sâu tre vào mùa khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Lúc này, bà con lại tấp nập lên rừng săn thứ "lộc trời" này để ăn và bán ra thị trường với giá không hề rẻ.
Loại sâu này sống ở trong thân tre và không dễ để khai thác
Anh Tùng (ở Sơn La) cho biết những người đi săn có kinh nghiệm sẽ dựa vào những lỗ nhỏ trên thân tre rồi nhìn sang lá và măng để xác định cây chắc chắn có sâu, sau đó dùng dao khéo éo chẻ dọc thân để lộ ra những con sâu béo múp, bò lúc nhúc. Theo anh Tùng, trên cây tre cũng có nhiều sâu nhưng sâu ở trong thân ăn mới ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Sâu này khá hiếm, không phải cây tre nào cũng có nhưng nếu tìm trúng đốt tre có sâu thì mỗi đốt có thể chứa đến nửa kg sâu.
Nhìn bề ngoài, sâu tre dài cỡ 2 đốt ngón tay, màu trắng ngần. Khác với sâu chít, sâu tre ăn giòn hơn, béo ngậy hơn và thường để chế biến các món ăn, đặc biệt là món sâu tre chiên thay vì dùng để ngâm rượu như sâu chít.
Sâu tre chiên giòn với lá chanh thơm nức mũi, ăn béo ngậy
Vừa đặt được 2kg sâu tre từ Thanh Hóa ra, anh Minh (ở Hà Nội) cho biết để mua được sâu tre không dễ, năm nào đến mùa anh cũng nhờ người thân ở Thanh Hóa đặt vài lần để thưởng thức. "2kg tôi chia làm 3 lần, mẻ nào chưa ăn thì cấp đông trong tủ lạnh để thoải mái. Sâu tre có thể làm được nhiều món như chiên, xào măng, hấp... nhưng tôi hay chiên giòn với lá chanh thơm nức mũi, trẻ con đứa nào cũng thích ăn, mà thiết đãi bạn nhậu thì ngon hết nấc. Hai con tôi còn khen ăn giòn như bim bim, một bữa cơm có thể ngồi ăn hết cả đĩa mà không thấy chán.
Quan trọng nhất là sâu tre phải được rửa thật kỹ cùng với muối hoặc nước vôi loãng để loại bỏ chất bẩn trước khi đem chế biến", anh Minh nói.
Theo khảo sát, trên thị trường, sâu tre được cấp đông, bán với giá lên tới 600.000 đồng/kg và được rất nhiều khách đặt mua, đặc biệt nhiều nhà hàng, quán nhậu từ lâu đã đưa món sâu tre vào thực đơn, 1 đĩa vài lạng ăn tại nhà hàng lên tới vài trăm nghìn đồng.
Là đầu mối bán sâu tre Tây Bắc trên chợ mạng, chị Thúy (ở Sơn La) cho biết chị bán sâu tre 3 năm nay nhưng loại sâu này chỉ có từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Thời điểm này hàng năm bắt đầu rộ, sâu lớn đúng độ vào mùa sinh sôi nảy nở nên số lượng dồi dào và giá mềm hơn, cuối vụ sâu cạn dần thì giá sẽ đắt hơn.
Sâu tre được cấp đông rồi bán đi các tỉnh thành, và nhập và nhà hàng, quán ăn
"Sâu tre được khai thác hoàn toàn tự nhiên tại các khu rừng tre ở Sơn La, không phải là hàng nuôi trồng nên rất sạch. Song giá loại sâu này tương đối đắt đỏ, hàng cấp đông thường có giá 500.000 đồng/kg, còn loại tươi thì lên tới 600.000 đồng/kg. Tôi thường bán hàng cấp đông rồi gửi đi các tỉnh thành, cho các nhà hàng quán ăn. Còn ai muốn đặt hàng tươi phải báo trước và chờ đợi vài ngày mới có hàng bởi hàng tươi bảo quản khó và phức tạp hơn", chị Thúy nói.
Theo Dân Việt
Bạn đang xem: Đặc sản ở Việt Nam nhìn ghê rợn nhưng giá nửa triệu/kg, dân nhậu có tiền cũng khó mua được
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Những đặc sản đắt đỏ, giá tiền triệu nhưng cứ Tết đến là trong tình trạng cháy hàng
- Tôm khô Rạch Gốc: Đặc sản 1,5 triệu/kg, hàng Tết đã cạn
- Con đặc sản ở Quảng Bình trông hung dữ, họ hàng với cá mập là thức đặc sản quý hiếm, chỉ dân sành mới biết
- Cá khoai được mùa to ngon, 'phủ trắng' chợ mạng, tiểu thương chốt đơn liên tục thu lời bạc triệu mỗi ngày
- Loài sâu bướm nhìn nổi da gà bổ béo gì mà đắt hơn tôm hùm?
- Cáy mật chân đỏ vị ngọt thơm như cua đồng chị em thi nhau mua về vừa nấu canh vừa làm mắm