Da sẫm màu vì mắc gai đen, cảnh báo dấu hiệu của một số loại ung thư
Gai đen là bệnh về da thường gặp ở người béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ mắc gai đen có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.
Gai đen là gì?
Gai đen là một rối loạn về da, đặc trưng bởi sự dày lên và sẫm màu thường ở các nếp nhăn, nếp gấp da như cổ, nách, bẹn, hố khuỷu…
Lúc đầu da chỉ đổi màu nâu hoặc đen, nhìn có cảm giác như bị bẩn, sờ mịn như nhung. Khi tổn thương tiến triển da dày hơn, sần sùi có thể xuất hiện u nhú hoặc mảng sẩn, đôi khi có mùi và ngứa.
Nguyên nhân
Tình trạng kháng insulin: đây là nguyên nhân thường gặp nhất, insulin là một loại hormone do tuyến tụy bài tiết giúp cơ thể tiêu thụ đường. Tình trạng này gặp ở trẻ thừa cân hoặc béo phì. Kháng insulin làm nhóm trẻ này tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rối loạn nội tiết khác như hội chứng buồng trứng đa nang, suy tuyến giáp, vấn đề về tuyến thượng thận.
Sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung: thuốc tránh thai, steroids, niacin liều cao.
Ung thư: gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số loại ung thư: u lympho, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.. nhưng rất hiếm gặp ở trẻ em. Có thể do tính chất di truyền.
Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ mắc gai đen cần đến thăm khám bác sĩ. Việc chẩn đoán thường bằng quan sát tình trạng da, có thể xét nghiệm máu tìm bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề liên quan khác, đánh giá chiều cao cân nặng và các thuốc trẻ đang sử dụng.
Điều trị
Việc chà xát da không mang lại hiệu quả mà còn gây tổn thương, kích ứng da. Điều trị ngoài da có thể sử dụng một số loại kem bôi da theo chỉ định của bác sĩ, giúp làm sáng và mềm da tuy nhiên chỉ mang lại lợi ích nhất thời.
Việc điều trị gai đen cần giải quyết các nguyên nhân gây ra nó
Ngưng các thuốc đang dùng nếu chúng liên quan đến bệnh gai đen.
Điều trị các rối loạn nội tiết.
Phẫu thuật nếu do khối u gây ra.
Nếu trẻ thừa cân hoặc béo phì thì việc giảm cân (tình trạng kháng insulin được cải thiện) sẽ khiến gai đen giảm và biến mất. Quản lý cân nặng ở trẻ bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, điều chỉnh hành vi nhằm thay đổi lối sống bền vững.
Dưới đây là một số gợi ý mà cha mẹ nên áp dụng cho trẻ:
- Ăn uống đều đặn và ăn khi đói
- Chế độ ăn ít chất béo: cắt bỏ mỡ và da khỏi thịt. Tránh ăn các món chiên dầu như khoai tây chiên, thịt gà chiên... Thay vào đó có thể nướng chúng
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt
- Hạn chế uống soda, nước trái cây, đồ uống có đường khác
- Sử dụng sữa ít béo hoặc sữa gầy thay vì sữa nguyên chất
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Uống nhiều nước
- Khuyến khích trẻ vận động thể chất mỗi ngày.
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THU HUYỀN Tác giả bài viết Kinh nghiệm công tác Bác sĩ định hướng nhi khoa - Bệnh viện Nhi đồng 1 Bác sĩ điều trị Khoa nhi - Bệnh viện quân y 175 |
Bạn đang xem: Da sẫm màu vì mắc gai đen, cảnh báo dấu hiệu của một số loại ung thư
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
- 4 bộ phận trên cơ thể chuyển màu đen sạm cảnh báo tế bào ung thư
- Loại hạt rẻ tiền nhưng được xem là “thuốc hạ đường huyết tự nhiên”, phòng chống ung thư: Rất sẵn ở chợ Việt
- 1 loại quả “ngọt” chứa lượng vitamin C khủng gấp 20 lần táo lại là “thuốc” hạ đường huyết, chống cả ung thư: Rất sẵn ở Việt Nam
- Bảy điều dễ làm giúp ngăn ngừa 7 loại ung thư
- Một loại quả là 'thần dược' trị ho, ngon ngọt nhưng ít calo, giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư hiệu quả