Cột thu lôi là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách làm cột thu lôi

Cột thu lôi được biết là một thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống chống sét nào. Và để tìm hiểu hơn về thiết bị này xin mời bạn đọc theo dõi hết bài viết sau.      

Cột thu lôi được biết là một thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống chống sét nào. Và để tìm hiểu hơn về thiết bị này xin mời bạn đọc theo dõi hết bài viết sau.

Cột thu lôi

Tìm hiểu đôi nét về cột thu lôi

Cột thu lôi là gì thì nó còn được gọi là cột chống sét là một thanh kim loại hay vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh một tòa nhà, điện ngoại quan bằng việc dùng một dây dẫn điện để giao tiếp với mặt đất thông qua một điện cực. Thiết kế cột thu lôi trên đó nhằm bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công.

Cột thu lôi có tác dụng gì? 

Sét sẽ đánh xuống mục tiêu là công trình xây dựng và sẽ đánh vào cột thu lôi rồi được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua tòa nhà, nơi nó có thể bắt đầu một đám cháy hoặc gây ra giật điện. Đây là một công cụ rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ từ sét.

Nguyên lý cột thu lôi hoạt động

Lúc sét đánh xuống mặt đất dĩ nhiên đem theo cường độ dòng điện vô cùng lớn. Khi đó, đầu nhọn của cây thu lôi sẽ thu sét và dẫn truyền xuống mặt đất, nơi chứa điện tích dương sẽ trung hòa với dòng điện âm ở cột thu lôi truyền tải xuống đồng thời tiêu hao năng lượng lớn mà tia sét sinh ra. Tại đó các thiết bị xung quanh hoặc những vật thể lân cận có thể được bảo vệ một cách tối ưu.

Cách làm cột thu lôi chống sét thế nào?

Vậy làm thế nào để tự lắp đặt được hệ thống chống sét cho nhà ở một cách chính xác nhất? Mời các bạn tham khảo các bước tiến hành sau đây

Bước 1: Chuẩn bị vật tư

Hệ thống chống sét hiện đại, đầy đủ sẽ gồm có:

  • Kim thu sét chủ động lắp đặt cho nhà dân dụng (Bán kính < 60m).
  • Dây thoát sét.
  • Cột chống sét.
  • Tủ kiểm tra tiếp địa.
  • Cọc tiếp địa.
  • Mối hàn hóa nhiệt.
  • Vật tư phụ lắp đặt hoàn thiện.

Bước 2: Thứ tự lắp đặt

Để lắp đặt hệ thống cột thu lôi một cách an toàn, chuẩn xác, bạn nên lắp theo thứ tự sau đây:

1. Đi dây chống sét chưa có kim chống sét

Kéo dây chống sét từ mái xuống gần nơi làm tiếp địa. Ở vị trí lắp dựng kim thu sét trên mái. Nơi dây thoát sét tới hệ tiếp địa, QK để cách đất khoảng 1m. Đầu dây đấu vào tủ tiếp địa.

2. Làm tiếp địa

Đào rãnh tiếp địa theo địa hình của khu đất làm tiếp địa : Đào thẳng 1 hàng hoặc đào hình bàn cờ. Bảo đảm khoảng cách các cọc từ 2-3m là được. Rãnh tiếp địa cần đào sâu 50cm so với mặt hoàn thiện sử dụng. Chiều rộng 50cm (Đủ để thao tác đóng cọc, hàn đấu nối tiếp địa).

  • Đóng cọc tiếp địa (5-6 cây) : Đóng từ từ ít một bằng búa tạ (Loại 5kg là dễ dàng nhất) hoặc dung máy đóng (Các đội thi công chuyên nghiệp như Nhất Phát mới có). Lưu ý không nên dùng máy xúc ấn cọc nếu đất quá khô, rắn vì sẽ gây cong hoặc gãy cọc tiếp địa).

Trong quá trình đóng cọc, các bạn chú ý phần dây tiếp địa, căn sao cho vừa hết. Vị trí các cọc tiếp địa có thể linh hoạt tiến lên hoặc lùi lại để vừa khít với dây thoát sét còn lại.

  • Đấu nối tiếp địa : Dây tiếp địa sẽ được liên kết với các đầu cọc tiếp địa bằng phương pháp hàn hóa nhiệt / Kẹp tiếp địa bằng đồng đặc chủng. Sẽ đảm bảo được tính liên kết, độ dẫn điện, an toàn thoát sét. Đầu dây còn lại của hệ tiếp địa sẽ được đấu vào tủ tiếp địa phía trên mặt đất (cách mặt đất khoảng 1m).
  • Đo kiểm tra điện trở tiếp địa : Sau khi đã tiến hành lắp đặt xong hệ thống tiếp địa và đấu nối với dây thoát sét từ trên mái xuống tại vị trí tủ tiếp địa. Chúng ta bắt đầu tiến hành đo kiểm tra điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa.

3. Lắp kim chống sét

Lắp kim thu sét trên mái là công đoạn cuối cùng khi lắp đặt hệ thống chống sét.

  • Lắp khớp cách điện vào đầu cột chống sét.
  • Xoáy kim thu sét vào khớp cách điện và đấu nối dây thoát sét vào kim thu sét.
  • Dựng cột.
  • Đo kiểm tra lại tiếp địa sau khi đã dựng hoàn thiện cột thu sét trên mái để đảm bảo an toàn
  • Nghiệm thu.

Cột chống sét làm bằng gì và bao gồm những thành phần nào? 

Cột thu lôi

Như đã nói ở trên cột chống sét làm bằng kim loại với các thành phần như sau:

  • Cấu tạo: Kim thu sét hay được gọi là kim tán sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa cùng với hệ thống tiếp địa.
  • Phạm vi bảo vệ của hệ thống thu lôi sẽ phụ thuộc nhiều vào chiều cao của cột và độ dài của đỉnh kim nhọn. Cột càng cao đồng nghĩa diện tích bảo vệ càng tốt, càng lớn.
  • Bằng việc lắp đặt hệ thống chống sét an toàn, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình một cách tối ưu. Đây sẽ là một trong những phương pháp giảm thiểu ảnh hưởng của sét tới của cải gia chủ.

>>> Tham khảo những bài viết khác:

Trên đây là những thông tin về cột thu lôi, mong rằng nội dung chúng tôi mang tới là hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm thiết bị số, đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.

Bạn đang xem: Cột thu lôi là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách làm cột thu lôi

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết