Có những loại máy phát điện nào? Các loại máy phát điện phổ biến nhất hiện nay
Máy phát điện là một thiết bị không thể thiếu giúp duy trì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt khi nguồn điện bị gián đoạn. Vậy, có những loại máy phát điện nào, các loại máy phát điện đó có những ưu - nhược điểm gì, hãy cùngtìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Máy phát điện là một thiết bị không thể thiếu giúp duy trì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt khi nguồn điện bị gián đoạn.
Có những loại máy phát điện nào? Các loại máy phát điện phổ biến nhất hiện nay
Máy phát điện hiện nay được bán rất rộng rãi trên thị trường và cũng có rất nhiều loại khác nhau, thiết kế và công suất khác nhau để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy, trước khi mua máy phát điện, người ta thường phải tìm hiểu các loại máy phát điện để chọn được loại phù hợp, tránh gây lãng phí.
Có rất nhiều cách phân loại máy phát điện khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phân loại theo nhiên liệu sử dụng, theo quy mô sử dụng, theo điện áp đầu ra, chiều nguồn điện đầu ra và theo hệ thống khởi động.
Phân biệt các loại máy phát điện theo nhiên liệu sử dụng
Các loại máy phát điện được phân loại theo dạng nhiên liệu sử dụng gồm: Máy phát điện chạy dầu, máy phát điện chạy xăng, máy phát điện chạy biogas, máy phát điện gió, máy phát điện năng lượng mặt trời.
Máy phát điện chạy dầu
Máy phát điện chạy dầu là dòng máy phát điện sử dụng nguyên liệu dầu diesel để vận hành. Loại máy phát điện này thường có công suất từ lớn đến rất lớn (ví dụ như 100kW, 300kW... thậm chí có thể lên đến 3000kW). Đây là loại máy phát điện thường được sử dụng trong các xí nghiệp, tòa nhà, trường học, bệnh viện... những nơi có nhu cầu sử dụng điện năng lớn.
- Ưu điểm: Máy phát điện chạy dầu thường tiết kiệm nhiên liệu, độ an toàn cao, động cơ bền, hoạt động trơn tru, ít phải bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu thường khá cao, khí thải nhiều muội than.
Máy phát điện chạy xăng
Các loại máy phát điện dùng xăng sử dụng nhiên liệu xăng để vận hành. Công suất của dòng máy phát điện này thường ở mức nhỏ và rất nhỏ (thông thường từ 1kW, 2kW, 3kW, 5kW…). Loại máy này chủ yếu được sử dụng trong kinh doanh nhỏ, hộ gia đình với nhu cầu điện năng thấp, không liên tục.
- Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, gọn và dễ vận hành, giá thành thấp, tiếng ồn và độ rung không quá lớn.
- Nhược điểm: Chi phí vận hành cao vì giá xăng đắt hơn giá dầu, mức tiêu hao nhiên liệu cũng khá cao.
Máy phát điện chạy biogas
Máy phát điện biogas hay còn gọi là máy phát điện bằng khí sinh học (biogas) là dòng máy phát điện hoạt động nhờ nhiên liệu chất thải thực phẩm, nước thải hữu cơ của nhà máy, phân động vật và rơm rạ... góp phần giảm chi phí điện năng cho quy trình sản xuất. Dòng máy phát điện này thường có công suất ở mức nhỏ và vừa (thường từ 1kW đến 35kW).
- Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí nhiên liệu, phù hợp với môi trường chuồng, trại chăn nuôi.
- Nhược điểm: Hệ thống máy phát cồng kềnh, độ phức tạp cao.
Máy phát điện gió
Máy phát điện gió là loại máy phát điện sử dụng sức gió để vận hành tuabin giúp tạo ra dòng điện. Máy phát điện gió dành cho các gia đình thường có công suất dao động từ 300W - 10kW, đảm bảo có thể cung cấp nguồn điện cho các thiết bị đèn, quạt, tivi trong khoảng thời gian dài.
- Ưu điểm: Chi phí vận hành thấp, thân thiện với môi trường, không sinh khí thải, chất thải, phù hợp cho những vùng ven biển hoặc khu vực núi cao.
- Nhược điểm: Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chi phí lắp đặt ban đầu thường khá cao và không phải địa hình nào cũng có thể lắp đặt được.
Máy phát điện năng lượng mặt trời
Máy phát điện năng lượng mặt trời là loại máy phát điện sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời sau đó chuyển hóa thành điện năng để sử dụng. Các loại máy phát điện năng lượng mặt trời có thể là những thiết bị nhỏ, cung cấp dòng điện một chiều 12VDC cho gia đình, hoặc những thiết bị lớn hơn với khả năng cung cấp điện áp 1 pha, 3 pha cho những thiết bị sử dụng điện khác (trường hợp này gọi là hệ thống điện mặt trời).
- Ưu điểm: Chi phí vận hành thấp, thân thiện với môi trường, không sinh khí thải, chất thải, phù hợp cho những vùng ven biển nhiều nắng, có khả năng tái tạo cao, có thể bán ngược lại cho lưới điện quốc gia để thu hồi vốn, chi phí bảo trì thấp.
- Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao, phụ thuộc lớn vào thời tiết và chiếm nhiều không gian để lắp các tấm pin.
Phân biệt máy phát điện các loại theo quy mô sử dụng
Máy phát điện gia đình
Máy phát điện gia đình thường sử dụng cho các hộ gia đình khi nguồn điện bị cắt. Máy có công suất nhỏ, thường là từ 10 - 200kW đảm bảo cho các thiết bị trong gia đình hoạt động hoạt động tốt khi mất điện.
- Ưu điểm: Máy phát điện gia đình thường có công suất vừa phải, tiêu tốn ít nhiên liệu, kích thước nhỏ gọn phù hợp để đặt trong nhà.
- Nhược điểm: Công suất của máy phát điện gia đình thường không quá cao, dễ bị quá tải, hầu hết sử dụng nhiên liệu xăng, dầu nên vẫn còn khá tốn kém.
Máy phát điện công nghiệp
Máy phát điện công nghiệp là loại máy phát điện có kích thước và công suất lớn (khoảng 1000kW - 2000kW), đáp ứng được các yêu cầu về nguồn điện cho máy móc công nghiệp hoạt động sản xuất mà không xảy ra tình trạng quá tải, điều mà máy phát điện gia đình không làm được.
- Ưu điểm: Công suất cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện lớn trong các khu công nghiệp, tòa nhà, bệnh viện...
- Nhược điểm: Máy thường có kích thước khá cồng kềnh, vận hành tốn nhiên liệu và độ ồn cao.
Máy phát điện xách tay
Máy phát điện xách tay là các loại máy phát điện có kích thước nhỏ, dễ dàng xách tay di chuyển đến những địa điểm cần phát điện. Máy phát điện xách tay thường chỉ có công suất dưới 3kW, phù hợp với các gia đình có nhu cầu sử dụng điện ít.
- Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, công suất đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu, độ ồn thấp, giá thành rẻ.
- Nhược điểm: Công suất thấp, phát sinh khí thải và chất thải trong quá trình sử dụng.
Phân loại máy phát điện theo điện áp đầu ra
Máy phát điện 1 pha
Máy phát điện 1 pha là loại máy phát điện có cấu tạo gồm phần chuyển động roto và phần đứng yên stato. Loại máy phát điện này thường được sử dụng trong các hộ gia đình hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ.
- Ưu điểm: Kết cấu gọn nhẹ, thiết kế đơn giản, khả năng đồng bộ cao, có thể tự điều chỉnh tốc độ, độ rộng, phạm vi một cách chính xác.
- Nhược điểm: Máy phát điện một pha không phù hợp sử dụng trong các môi trường rung chấn, khả năng vận hành chưa ổn định.
Máy phát điện 3 pha
Máy phát điện 3 pha là hệ thống máy phát gồm 3 dòng điện xoay chiều. Đây thường là các loại máy phát điện công nghiệp có công suất từ 10kVA đến 2000kVA, chuyên dùng cho những nơi có nhu cầu điện năng cao như bệnh viện, trường học, thuỷ điện, nhà máy, xí nghiệp...
- Ưu điểm: Hoạt động ổn định, tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả kinh tế cao, hiệu suất làm việc lớn, dễ vận hành, thiết kế linh hoạt, mức độ an toàn đảm bảo.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư mua máy ban đầu khá cao, máy cồng kềnh chiếm diện tích, di chuyển khó khăn, vị trí lắp đặt cần bảo đảm tiêu chuẩn nhất định. Quá trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện 3 pha phức tạp hơn máy phát điện 1 pha.
Phân loại máy phát điện theo chiều nguồn điện ra
Máy phát điện một chiều
Máy phát điện một chiều có chức năng chính là chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện một chiều (dòng điện một chiều), loại máy phát điện này có thể vừa là động cơ, vừa là máy phát, hoạt động dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ.
- Ưu điểm: Ứng dụng đa dạng, sử dụng được trong nhiều môi trường khác nhau, dễ dàng điều chỉnh tốc độ và khả năng tải.
- Nhược điểm: Vận hành kém và không đảm bảo an toàn trong các môi trường rung chấn, dễ cháy nổ.
Máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều là máy phát điện có khả năng chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện dưới dạng dòng điện xoay chiều, hoạt động theo nguyên tắc của cảm ứng điện từ.
- Ưu điểm: Tiết kiệm nhiên liệu tối ưu, thiết kế chắc chắn, chống rung ổn định, linh hoạt dễ điều khiển, có thể làm việc trong các môi trường khắc nghiệt, máy vận hành bền bỉ, dễ bảo dưỡng.
- Nhược điểm: Kích thước lớn, khó di chuyển, bảo dưỡng khó khăn hơn so với máy phát điện một chiều.
Phân loại máy phát điện theo hệ thống khởi động
Máy phát điện giật nổ
Máy phát điện giật nổ là loại máy phát điện khởi động bằng cách kéo dây giật nổ.
- Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn do không cần bình ắc quy, có thể khởi động bất kỳ lúc nào mà không cần phụ thuộc vào việc ắc quy còn hay hết.
- Nhược điểm: Nếu giật tay bị hỏng thì máy không thể sử dụng được nữa.
Máy phát điện đề nổ
Máy phát điện đề nổ là loại máy phát điện khởi động máy bằng cách đề nổ động cơ máy. Loại máy này cần phải có bình ắc quy làm nguồn đánh điện cho đề thì mới sử dụng được.
- Ưu điểm: Đề nổ dễ dàng, không tốn nhiều sức lực.
- Nhược điểm: Quá trình khởi động phụ thuộc nhiều vào bình ắc quy, nếu ắc quy hết hoặc hỏng thì không đề được. Ngoài ra tiếng ồn của loại máy này cũng lớn hơn so với máy phát điện giật nổ.
Bạn đang xem: Có những loại máy phát điện nào? Các loại máy phát điện phổ biến nhất hiện nay
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- Toshiba là thương hiệu của nước nào? Sản xuất ở đâu?
- Hãng Panasonic của nước nào? Sản xuất ở đâu?
- Hãng Casper của nước nào? Sản xuất ở đâu?
- Tất cả những điều cần biết về máy phát điện năng lượng mặt trời
- Máy phát điện vĩnh cửu có thật không? Giải mã máy phát điện vĩnh cửu
- Những tác hại của máy lọc không khí bạn cần biết để tránh ngay