Cô gái rã rời vì tiêu chảy 30 lần một ngày, suýt mất mạng sau 1 bữa ăn, bác sĩ ngao ngán: biết nguy hiểm mà vẫn làm
Vẫn còn rất nhiều người xem nhẹ hậu quả của ngộ độc thực phẩm, dẫn tới chủ quan trong ăn uống và thiếu trách nhiệm với chính cơ thể mình.
Đó là những chia sẻ của bác sĩ Zhang Hong (Đài Loan, Trung Quốc) khi bàn luận về vụ ngộ độc thực phẩm tại nhà hàng chay Baolin Tea House (Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc) ngày 22/3 đang gây xôn xao dư luận. Đến nay, đã có 2 người tử vong, 14 người nhập viện, trong số đó có 5 người nguy kịch vì vụ ngộ độc này.
Ông cho biết, bản thân mình cũng đã từng trải qua ngộ độc thực phẩm trong một lần ăn hàng cách đây vài năm, dù bản thân là một bác sĩ và khá cẩn trọng khi ăn uống. Còn trong các bệnh nhân của ông, có một cô gái trẻ họ Lin (họ tên nhân vật đã được thay đổi) suýt mất mạng sau khi ngộ độc vì bất cẩn khi ăn uống.
Cụ thể, cô này ngoài 20 tuổi, tính tình hoạt bát và thích khám phá ẩm thực. Trong một lần trải nghiệm một quán ăn mới nổi trên mạng xã hội, cô gọi rất nhiều món cùng lúc. Trong đó có vài món sống, vài món mới với công thức độc lạ, nhìn thì bắt mắt nhưng mùi vị khá kỳ lạ. Thậm chí, chủ cửa hàng còn khuyên rằng cô không nên ăn chung một số món với nhau nhưng để quay video trải nghiệm đặc sắc hơn, cô Lin vẫn bỏ ngoài tai.
Cô gái trẻ bị tiêu chảy 30 lần một ngày, suy đa tạng vì ngộ độc
thực phẩm (Ảnh minh họa)
Buổi tối hôm đó, ngay sau khi trở về nhà cô bắt đầu cảm thấy đau bụng. Đến nửa đêm thì bị tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi và buồn nôn. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên cô Lin gặp phải tình trạng này nên cho rằng đó là rối loạn tiêu hóa thông thường, chỉ tự uống thuốc theo thói quen.
Ba ngày tiếp theo, cô gái trẻ khổ sở vì gần như chỉ có thể liên tục ra vào nhà vệ sinh vì tiêu chảy nghiêm trọng. Không những không thể học hành, làm việc được, cô Lin còn sốt cao, suy nhược và gần như không ăn uống được gì. Đến tận lúc này, cô mới nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và báo cho người thân đưa mình tới bệnh viện.
Bác sĩ Zhang kể lại, các y bác sĩ cũng phải hốt hoảng khi thống kê số lần tiêu chảy của bệnh nhân lên tới 30 lần mỗi ngày. Nhập viện trong tình trạng huyết áp thấp, mê sảng, có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng (gan, thận) nguy kịch do ngộ độc thực phẩm.
Cô được điều trị khẩn cấp bằng truyền dịch tĩnh mạch kết hợp với kháng sinh liều cao, dùng các thuốc hồi sức điều chỉnh rối loạn toan kiềm khác. May mắn là sau 3 ngày điều trị hồi sức tích cực, cô đã cắt được thuốc vận mạch. Những ngày sau đó, các bác sĩ tập trung vào phục hồi chức năng gan, thận. Sau 2 tuần nằm viện, cô Lin đã trở về nhà, không để lại di chứng nghiêm trọng nào.
Bác sĩ nhắc nhở các triệu chứng ngộ
độc thực phẩm và cách phòng tránh
Bác sĩ Zhang Hong cảnh báo, ngộ độc thực phẩm rất phổ biến, hiện
tại đang trong thời kỳ cao điểm của năm và cần hết sức cẩn trọng.
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người chủ quan, thiếu kiến
thức về ngộ độc thực phẩm giống như cô Lin.
Hãy cẩn trọng khi ăn uống, dù ở nhà hay bên ngoài để phòng ngừa
ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
Bản thân cô nhận thức được rủi ro khi kết hợp các món ăn một cách tùy ý, nghi ngờ vấn đề của thức ăn (mùi vị, mức độ tươi sống) nhưng vẫn bất chấp tất cả. Thậm chí, khi có các dấu hiệu bất thường, cô lại xem nhẹ, tự xử lý và chậm trễ trong điều trị tại cơ sở y tế. Mặc dù cô giữ được tính mạng, nhưng không phải tất cả những trường hợp khác đều may mắn như vậy.
Ông cho biết thêm, ngộ độc thực phẩm có thể chia ra các nguyên nhân phổ biến như:
- Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm men và nấm mốc).
- Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu.
- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có chứa chất độc.
- Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học, kim loại nặng bao gồm từ nuôi trồng, chế biến, bảo quản (kim loại nặng, chất phụ gia...)
Bệnh nhân sau khi ăn những món bị nhiễm độc thì có thể xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm chỉ sau vài phút hoặc vài giờ, vài ngày và dễ phụ thuộc vào nguyên nhân ngộ độc. Ví dụ như nhiễm độc do độc tố tụ cầu trong thức ăn thường có biểu hiện sớm sau 1 vài giờ, nhiễm khuẩn thì triệu chứng thường xảy ra muộn hơn sau 6 - 12 giờ hoặc lâu hơn. Hay nhiễm độc do hóa chất thì lại càng phức tạp hơn, nhưng các triệu chứng xảy ra thường sớm, có thể ngay sau khi ăn 5 - 10 phút, và bệnh cảnh thường nặng nề.
Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng
rõ ràng nhất của ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
Còn về triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Zhang Hong lưu ý rằng nó cũng khá đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân ngộ độc. Tuy nhiên, nhìn chung thì có các biểu hiện chung nhất sau đây:
- Đau bụng (có thể đau nhẹ đau vừa hay đau dữ dội).
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Tiêu chảy.
- Sốt hoặc sốt cao.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Khát nước, đổ nhiều mồ hôi.
- Suy nhược cơ thể, rối loạn nhịp tim.
- Tiểu ít, không đi tiểu…
Ông nhấn mạnh rằng, nếu các triệu chứng trên xảy ra nghiêm trọng hoặc kéo dài quá 24 giờ thì nên lập tức tới bệnh viện. Ngoài ra, cần cố gắng chú trọng trong lựa chọn nguồn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, chế biến và bảo quản đúng cách… để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Eat This, Sohu
Bạn đang xem: Cô gái rã rời vì tiêu chảy 30 lần một ngày, suýt mất mạng sau 1 bữa ăn, bác sĩ ngao ngán: biết nguy hiểm mà vẫn làm
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nữ Việt kiều tử vong khi làm đẹp: Do ngộ độc thuốc tê?
- Ăn nhầm thuốc giảm cân của chị, bé gái 3 tuổi ngộ độc
- Vụ ngộ độc cơm gà: Số ca lên tới 345, xác định tác nhân gây bệnh
- Bộ Y tế: Khẩn tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà ở Nha Trang
- Trứng nhiều dinh dưỡng, dễ chế biến nhưng chớ kết hợp cùng 7 loại thực phẩm này kẻo ngộ độc
- Bác sĩ chỉ ra các loại thực phẩm thường gây ngộ độc do độc tố Botulinum Toxin, có dấu hiệu này sau khi ăn cần đi khám ngay