Chủ tịch PSG là ai, giàu cỡ nào? Danh sách các ông chủ của PSG từ xưa đến nay

Chủ tịch PSG là ai, giàu cỡ nào? Các ông chủ của PSG từ xưa đến nay là ai? Để trả lời cho những thắc mắc này, chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Chủ tịch PSG là ai, giàu cỡ nào? Các ông chủ của PSG từ xưa đến nay là ai? Để trả lời cho những thắc mắc này, META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Chủ tịch PSG hiện nay là ai?

PSG (hay còn gọi là câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain) là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Paris, thủ đô nước Pháp. Tiền thân là câu lạc bộ đa thể thao Stade Saint-Germain, Paris Saint-Germain chính thức được thành lập năm 1970 và hiện đang thi đấu tại Ligue 1.

Có rất nhiều thắc mắc rằng chủ tịch PSG hiện nay là ai? Chủ tịch PSG hiện nay là Nasser Al-Khelaifi - một nhà kinh doanh đại tài, biết cách đổ tiền vào các thương vụ đầu tư sinh lợi nhuận lớn, điển hình là PSG.

Chủ tịch PSG Nasser Al-Khelaifi

Al-Khelaifi có xuất thân rất khiêm tốn. Ông sinh năm 1973, được sinh ra và lớn lên tại Sur, thành phố đóng tàu nổi tiếng tại vùng Vịnh. Những năm trung học, Al-Khelaifi đã phát lộ tài năng chơi quần vợt. Năm 19 tuổi, ông trúng tuyển vào Đại học danh tiếng Qatar. Môi trường thể thao được chú trọng đầu tư và phát triển tại Đại học đã giúp ông phát triển khả năng. Nắm 1992 - 2002, Al-Khelaifi lập kỷ lục thắng 12/31 trận đánh đơn và 12/16 trận đánh đôi, trong đó có 2 lần xuất hiện tại ATP Tour. The Hypo Group Tennis International là nơi Al-Khelaifi lần đầu tiên thua cựu vô địch Rolland Garros, Thomas Mustr ở vòng đầu tiên. Lần thứ 2 tại Qatar Open, giải đấu Al-Khelaifi cũng chấp nhận dừng bước ngay tại vòng mở màn.

Quần vợt là môn thể thao Al-Khelaifi yêu thích và nó cũng là cầu nối giúp ông làm quen với những người bạn đặc biệt. Ông đã thiết lập mối quan hệ với một trong những nhân vật máu mặt tại Qatar, Tiểu vương Sheikh Tamim. Được biết, Sheikh Tamim là người đứng đầu Quỹ đầu tư quốc gia Qatar - Qatar Investment Authority (QIA) đã ủy thác cho người bạn 30 năm qua của mình một số công việc cao cấp trong những đế chế tài chính mà mình quản lý.

Năm 2008, Al-Khelaifi được bổ nhiệm làm chủ tịch Liên đoàn quần vợt Qatar và sau đó trở thành chủ tịch Liên đoàn quần vợt châu Á. Mặc dù là người có tầm ảnh hưởng lớn với nhiều tổ chức thể thao trên thế giới, nhưng Al-Khelaifi vẫn luôn giữ lối sống khá kín tiếng để tránh khỏi những điều tiếng. Do có quan hệ với tiểu vương Qatar nên Forbes không thống kê tổng giá trị tài sản ròng của vị chủ tịch PSG, vì vậy rất khó để có một nguồn thông tin khối tài sản chính thức của Al-Khelaifi.

Mặc dù vậy, theo thống kê của một số tờ báo cho biết doanh nhân người Qatar này sở hữu khối tài sản ròng ước tính lên đến 8 tỷ USD. Con số này đã đưa Al-Khelaifi trở thành một trong 10 chủ sở hữu CLB giàu có nhất thế giới.

 Năm 2011, ông giữ chức chủ tịch Qatar Spost Investments (QSI) - một công ty con của QIA với tổng số vốn đầu tư lên đến 338 tỷ USD, được thiết kế để đa dạng hóa tài sản của đất nước bên ngoài lĩnh vực dầu mỏ. Với năng lực tài chính hùng mạnh của mình đã giúp QSI mua lại PSG và Al-Khelaifi được bổ nhiệm chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO tại đội bóng Pháp.

Hơn nữa, vị doanh nhân này còn sở hữu 10% cổ phần của Empire State Realty Trust, công ty sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới Empire State cũng như cổ phần của Uber. Họ cũng đã mua một trong những tòa nhà tháp Asia Square ở Singapore với giá 2,5 tỷ USD.

Ngoài là chủ tịch của QSI và Liên đoàn Quần vợt Qatar, ông còn giữ chức vụ chủ tịch của beIN Media Group, phó chủ tịch Liên đoàn quần vợt châu Á - khu vực Tây Á (ATF). Ngoài ra, ông còn là thành viên ban tổ chức FIFA Club World Cup năm 2015 và 2016.

Thành viên ban lãnh đạo PSG hiện nay

Vị trí Tên
Chủ tịch Qatar Nasser Al-Khelaifi
Phó giám đốc Pháp Jean-Claude Blanc
Thư kí Pháp Victoriano Melero
Giám đốc thể thao Brasil Leonardo
Trợ lý giám đốc thể thao Ý Angelo Castellazzi

Các đời chủ tịch PSG từ xưa đến nay

Thời gian Tên Chủ tịch
1958 - 1962 Henri Patrelle
1962 - 1963 M.Dour
1963 - 1964 Roger Legigand
1964 - 1970 Henri Patrelle
1970 - 1971 Pierre-Etienne Guyot
1971 - 1971 Guy Crescent
1971 - 1974 Henri Patrelle
1974 - 1978 Daniel Hechter
1978 - 1991 Francis Borelli
1991 - 1998 Michel Denisot
1998 - 1998 Charles Bietry
1998 - 2003 Laurent Perpere
2003 - 2005 Francis Graille
2005 - 2006 Pierre Blayau
2006 - 2008 Alain Cayzac
2008 - 2008 Simon Tahar
2008 - 2009 Charles Villeneuve
2009 - 2009 Sebastien Bazin
2009 - 2011 Robin Leproux
2011 - nay Nasser Al-Khelaifi

Các đời chủ tịch PSG từ trước đến nay

Năm 1904, Stade Saint-Germain được thành lập và Félix Boyer là người đầu tiên giữ cương vị chủ tịch câu lạc bộ. Cũng từ đó cho đến khi Henri Patrelle lên nắm đội vào năm 1958, thống kê cho thấy không có bất kỳ một cái tên của vị chủ tịch nào được tìm thấy trong các nguồn tư liệu. Duy nhất vào năm 1921, chủ tịch câu lạc bộ là Georges Aubry. Thế nhưng sau khi trở thành Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Pháp, Henri Patrelle tạm giao lại câu lạc bộ cho M. Dour và Roger Legigand trong hai mùa bóng trước khi trở lại với cương vị chủ tịch năm 1964. Đồng thời, Patrelle chính là người đàm phán vụ sáp nhập giữa Paris FC và Stade Saint-Germain.

Năm 1970, Paris Saint-Germain FC được thành lập, đại hội câu lạc bộ đã bầu ra bộ ba chức vụ quản lý, trong đó: Chủ tịch - Pierre-Étienne Guyot, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề hành chính - Guy Crescent và phó chủ tịch phụ trách các vấn đề thể thao - Henri Patrelle.

Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1971, Guy Crescent trở thành chủ tịch PSG trong khi Henri Patrelle được chỉ định làm phó chủ tịch duy nhất. Sau vụ “đường ai nấy đi” của hai đội và Henri Patrelle trở lại chức vụ cao nhất ở câu lạc bộ vào ngày 17 tháng 12 năm 1971.

Năm 1973, PSG nhận được sự hậu thuẫn về tài chính của nhà tạo mẫu Daniel Hechter và sau đó ông trở thành chủ tịch ban điều hành nhưng Henri Patrelle vẫn giữ chức chủ tịch câu lạc bộ. Tuy nhiên sau đó quan hệ  giữa hai người đã sớm có kết quả không tốt đẹp. Patrelle rời PSG ngay ngày hôm sau khi đội giành quyền trở lại chơi ở Giải hạng nhất Pháp năm 1974. Hechter trở thành chủ tịch câu lạc bộ cho đến đầu năm 1978, khi buộc phải từ chức sau vụ "scandal bán vé đúp" tại sân Công viên các Hoàng tử. Một người thân cận của Hechter, Francis Borelli, lên nắm quyền quản lý đội. Ông đã giữ chức vụ trong vòng 13 năm rưỡi trước khi chuyển giao đội cho Canal+ vào tháng 5 năm 1991. Hãng truyền hình tư nhân điều hành PSG cho đến tháng 6 năm 2006 thông qua các vị chủ tịch được ủy quyền là: Michel Denisot (tháng 5 năm 1991 - tháng 5 năm 1998), Charles Biétry (tháng 5 năm 1998 - tháng 12 năm 1998), Laurent Perpère (tháng 12 năm 1998 - tháng 6 năm 2003), Francis Graille (tháng 6 năm 2003 - tháng 5 năm 2005) và Pierre Blayau (tháng 5 năm 2005 - tháng 6 năm 2006).

Sau Canal+ bán lại PSG vào tháng 6 năm 2006. Alain Cayzac, thành viên ban lãnh đạo câu lạc bộ từ năm 1987, được chọn vào vị trí chủ tịch câu lạc bộ từ tháng 6 năm 2006. Sau hai mùa giải khá phức tạp tại Paris Saint-Germain, với sự việc “PSG - Hapoel Tel Aviv” và nhận lại các kết quả đáng thất vọng ở giải vô địch quốc gia. Tháng 4 năm 2008, Alain Cayzac từ chức khi mùa giải còn 4 vòng đấu nữa là kết thúc, trong lúc PSG đang nằm trong nhóm các câu lạc bộ phải xuống hạng. Simon Tahar được chỉ định tạm thời thay thế trước khi Charles Villeneuve, cựu giám đốc mảng thể thao của kênh truyền hình TF1 và lên nắm đội vào tháng 5 năm 2008, vài ngày sau khi Paris Saint-Germain trụ hạng thành công.

Đầu năm 2009, Villeneuve bất đồng với quyền hạn hạn chế của mình tại câu lạc bộ đã đệ đơn từ chức, sau đó Sébastien Bazin đại diện cho quỹ đầu tư Colony Capital đảm nhiệm cương vị chủ tịch câu lạc bộ. Tháng 7 năm 2009, Robin Leproux, cựu giám đốc của đài phát thanh RTL, thay thế Bazin trong một đợt cải tổ bộ máy lãnh đạo.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Leproux cũng không được sáng sủa. PSG không có nhiều thành công ngoại trừ Cúp quốc gia Pháp 2010. Tại Ligue 1, dù đã sa thải Paul LeGuen, mùa giải 2009 - 2010, đội bóng vẫn gặp nhiều khó khăn ở nửa cuối bảng xếp hạng. Mùa giải 2010 - 2011, Kombouaré cũng chỉ giúp PSG đứng được thứ 13. Thành tích đó không xứng đáng với kỳ vọng của đội bóng lớn duy nhất của Paris. Tháng 7 năm 2011, Qatar Investment Authority quyết định mua lại 70% cổ phần đội bóng và giúp đội bóng này trả hết số nợ đang có (ước tính khoảng 70 triệu euro).

Trên đây là một số thông tin về chủ tịch PSG mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Bạn đang xem: Chủ tịch PSG là ai, giàu cỡ nào? Danh sách các ông chủ của PSG từ xưa đến nay

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết