Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại là dòng bếp có thiết kế sang trọng, hiện đại cũng như có nhiều ưu điểm vượt trội về tính năng nên được rất nhiều người tiêu dùng ưu ái. Vậy bạn có tò mò cấu tạo của bếp hồng ngoại như thế nào, có cơ chế hoạt động ra sao không? Cùngtìm hiểu chi tiết cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại trong bài viết này nhé!

Bếp hồng ngoại là dòng bếp có thiết kế sang trọng, hiện đại cũng như có nhiều ưu điểm vượt trội về tính năng nên được rất nhiều người tiêu dùng ưu ái.

Cấu tạo của bếp hồng ngoại

Cấu tạo của bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại là loại bếp sử dụng điện năng và hoạt động dựa trên cơ chế bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Cấu tạo bếp hồng ngoại thường gồm 3 phần chính là: Hệ thống mạch điện, mặt kính, phần thân và đáy bếp. 

Cấu tạo hệ thống mạch điện của bếp hồng ngoại

Đây là phần quan trọng nhất trong cấu tạo của một chiếc bếp hồng ngoại, nó bao gồm nhiều bộ phận nhỏ như: Mạch điều khiển, mạch công suất, quạt tản nhiệt, mâm nhiệt, cảm biến nhiệt…

Cấu tạo mạch điều khiển của bếp hồng ngoại

Mạch điều khiển là bộ phận đảm nhiệm chức năng tiếp nhận những mệnh lệnh, thiết lập từ người dùng và điều khiển toàn bộ hoạt động của bếp hồng ngoại nhằm hoàn thành đúng những yêu cầu đó. Tùy theo thiết kế của từng hãng hoặc từng dòng bếp mà mạch điều khiển có thể được đặt bên cạnh hoặc phía dưới mặt kính của bếp. 

Mạch công suất của bếp hồng ngoại

Mạch công suất (hay còn được gọi là mạch nguồn) có chức năng cung cấp nguồn điện cho mạch điều khiển và thực hiện các mệnh lệnh mà mạch điều khiển đưa ra dựa trên thiết lập của người dùng. Đồng thời, mạch điều khiển còn đảm nhận việc so sánh tín hiệu và tự động điều chỉnh công suất cho phù hợp trong quá trình vận hành. 

Quạt tản nhiệt, quạt gió lồng sóc của bếp hồng ngoại

Quạt tản nhiệt (hay quạt gió lồng sóc) có vai trò làm mát các linh kiện cấu thành bếp hồng ngoại trong toàn bộ quá trình hoạt động. Đây là linh kiện không thể thiếu trong sơ đồ mạch điện bởi nó vừa giúp bếp vận hành ổn định, tăng tuổi thọ vừa tránh các sự cố có thể xảy ra do thiết bị vượt quá nhiệt độ cho phép. 

Mâm nhiệt bếp hồng ngoại

Mâm nhiệt là bộ phận có vai trò sinh nhiệt, trực tiếp làm nóng khu vực mặt kính dưới đáy nồi đun để làm chín thức ăn. Hiện nay, bếp hồng ngoại sử dụng 2 loại mâm nhiệt chính là mâm nhiệt sử dụng dây mayso và mâm nhiệt sử dụng bóng đèn halogen. Bộ phận này thường được đặt ngay dưới mặt kính bếp hồng ngoại. 

Cảm biến nhiệt có thiết kế giống như một sợi dây với tác dụng chính là nhận tín hiệu nhiệt, so sánh nhiệt độ của bếp rồi thông báo về cho mạch điều khiển để có các bước xử lý tiếp theo. Đây cũng là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của bếp hồng ngoại bởi nếu cảm biến nhiệt lỗi có thể gây ra lỗi toàn bộ hệ thống mạch điều khiển. 

Mặt kính bếp hồng ngoại

Mặt kính bếp hồng ngoại là phần có tác dụng bảo vệ hệ thống mạch điện bên trong, đồng thời đem lại vẻ ngoài tinh tế, sang trọng cho bếp hồng ngoại. Ngoài ra, việc sử dụng mặt kính cũng làm quá trình vệ sinh, làm sạch bếp sau mỗi lần nấu nướng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

Mặt kính bếp hồng ngoại

Mặt kính bếp hồng ngoại có cấu tạo khá đơn giản, thường được làm bằng các loại kính chuyên dụng cách nhiệt, cách điện, độ bền cao, chống trầy xước và chịu lực tốt. 4 loại kính thường được sử dụng làm mặt bếp hồng ngoại là mặt kính Ceramic, mặt kính chịu nhiệt, mặt kính Schott Ceran và mặt kính Eurokera. Trong đó, Schott Ceran và Eurokera là 2 loại mặt kính cao cấp hơn thường được sử dụng nhiều ở các hãng bếp nhập khẩu nổi tiếng. 

Phần thân và đáy bếp

Cấu tạo thân và đáy bếp hồng ngoại

Đa số các bếp hồng ngoại có phần thân và đáy được làm bằng kim loại phủ sơn tĩnh điện có tác dụng chống han rỉ, rò rỉ điện đồng thời ngăn chặn các tác động của môi trường bên ngoài đến các bộ phận quan trong bên trong, giúp bếp hoạt động bền bỉ, ổn định với tuổi thọ dài hơn. 

Vậy nguyên tắc hoạt động của bếp hồng ngoại như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé! 

Nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại

Nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại

Như đã đề cập phía trên, bếp hồng ngoại hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển hóa xạ nhiệt của tia hồng ngoại - thuộc bước sóng ánh sáng lớn nhất thành nhiệt độ, cụ thể như sau:

Khi dòng điện được cung cấp cho bếp chạy qua dây mayso (hoặc bóng halogen) bên trong mâm nhiệt sẽ khiến chúng sáng lên và tỏa nhiệt. Phần mặt kính của bếp được thiết kế như một thấu kính hội tụ có tác dụng thu hút các bức xạ nhiệt lại, tập trung dưới vùng nấu để làm nóng đáy nồi, chảo và làm chín thức ăn nhanh chóng.

Nhiệt độ tỏa ra trên vùng nấu của bếp hồng ngoại khá cao, thường rơi vào khoảng từ 250 đến 600ºC, nhờ đó có thể làm nóng mọi loại đồ dùng truyền nhiệt có sẵn trong gia đình, ngược lại với bếp từ chỉ có tác dụng với loại nồi có đáy làm bằng kim loại nhiễm từ. 

Trên đây là chi tiết cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại, hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu hơn và sử dụng thiết bị quen thuộc này một cách đúng đắn và hiệu quả. 

Nếu bạn muốn tham khảo và chọn mua bếp hồng ngoại chính hãng, đảm bảo chất lượng nhất thì hãy truy cập ngay META.vn, chỉ với vài thao tác click chuột, bạn sẽ nhanh chóng có được sản phẩm đúng sở thích và nhu cầu của mình.

Bạn đang xem: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết