Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO
Máy lọc nước RO là dòng máy lọc nước khá quen thuộc với nhiều gia đình nhưng cấu tạo và nguyên lý hoạt động cura máy lọc nước RO thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này,sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo máy lọc nước RO và nguyên lý hoạt động của nó nhé!
Máy lọc nước RO là dòng máy lọc nước khá quen thuộc với nhiều gia đình nhưng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này,sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo máy lọc nước RO và nguyên lý hoạt động của nó nhé!
Cấu tạo máy lọc nước RO
Máy lọc nước RO (RO viết tắt của REVERSE OSMOSIS) là thiết bị lọc nước đang được rất nhiều gia đình sử dụng. Đây là dòng máy lọc nước chạy bằng điện, sử dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO để làm sạch các loại bụi bẩn, tạp chất, hóa chất, vi khuẩn có hại cho cơ thể, mang lại nguồn nước trong lành và an toàn cho bạn. Đồng thời, máy lọc nước RO còn thêm các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe vào trong nguồn nước giúp bổ sung khoáng chất cho cơ thể chúng ta.
Cấu tạo máy lọc nước RO gồm 2 phần chính là phần lõi lọc và phần phụ kiện đi kèm (thường bao gồm hệ thống đường điện, bơm tăng áp, van điện từ, van áp thấp, van áp cao, van nước thải, bình áp, thùng máy...). Trong đó, phần lõi lọc là phần quan trọng nhất và được coi là "trái tim" của một chiếc máy lọc nước. Bộ lõi lọc của máy lọc nước RO thường có ít nhất 7 lõi mới có thể đảm bảo được hiệu quả và chất lượng lọc nước để có thể sử dụng trực tiếp. Trong đó:
- Lõi số 1, 2, 3: Là lõi lọc thô dùng để lọc rỉ sét, bùn đất, các chất béo hòa tan trong nước, rong rêu, bọ gậy... và đặc biệt là hấp thụ clo, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có trong nước.
- Lõi lọc số 4: Là lõi lọc RO - lõi lọc quan trọng nhất trong cấu tạo của máy lọc nước RO. Cấu tạo lõi lọc RO cũng gần tương tự như các loại lõi lọc khác nhưng màng lọc RO được làm từ chất liệu TFC (Thim Film Composite) có các lỗ lọc siêu bé, chỉ 0,0001 micromet, giúp loại bỏ 99,99% virus, vi khuẩn, amip, asen, các ion kim loại nặng và các tạp chất siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Khi đến lõi lọc số 4, sẽ chỉ có các phân tử nước được đi qua, còn các tạp chất, vi khuẩn, chất hữu cơ, kim loại nặng, vi sinh vật sẽ được màng lọc giữ lại và đi theo dòng nước thải đi ra ngoài.
- Lõi lọc số 5: Lõi T33- GAC được cấu tạo từ than hoạt tính, có tác dụng ổn định vị ngọt và tăng độ pH cho nước.
- Lõi lọc số 6: Là lõi lọc ứng dụng công nghệ kháng khuẩn hiện đại Nano Silver giúp loại bỏ tới 99.9% vi khuẩn có hại, ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm khuẩn khi nước lưu thông qua các vị trí khớp nối trong hệ thống lọc. Ngoài ra, lõi lọc số 6 cũng góp phần trung hòa axit, cân bằng pH giúp nước có vị ngon ngọt hơn.
- Lõi lọc số 7: Bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể nhờ lõi khoáng đá, giúp cho nước vừa ngọt vừa có khoáng chất cần thiết.
Lưu ý: Tùy vào từng thương hiệu, loại máy… khác nhau mà các hệ thống lọc sẽ được thiết kế khác nhau, bạn sẽ được biết chi tiết hơn khi mua máy.
Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO
Máy lọc nước RO hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược, sử dụng áp lực lớn đẩy các phân tử nước đi qua màng bán thấm cực mịn để loại bỏ các tạp chất, thu về nước tinh khiết, còn phần nước có chứa những chất ô nhiễm sẽ được xả ra ngoài.
Nói cách khác, máy lọc nước RO làm sạch nước bằng cơ chế chuyển động của các phân tử nước. Dưới áp lực nén của máy bơm áp cao, các chất hóa học, cặn bẩn… sẽ bị dòng nước đẩy văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước thải đi ra ngoài.
Quá trình này sẽ giúp lọc bỏ muối và nhiều chất vô cơ khác khỏi nguồn nước, đem lại nước tinh khiết sạch và có vị ngon hơn. Hiện nay, công nghệ máy lọc nước RO đã và đang được sử dụng khá phổ biến ở các khu vực có nguồn nước lợ (mặn), chứa nitrat hoặc các khoáng chất hòa tan khác.
Mỗi một chu trình của hệ thống lọc nước RO gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn lọc thô/trầm tích: Đây là giai đoạn lọc đầu tiên hay còn gọi là giai đoạn lọc thô. Ở giai đoạn này, máy lọc sẽ lọc bỏ các hạt thô, cát, rỉ sắt... khỏi dòng nước.
- Giai đoạn carbon: Giai đoạn này máy lọc nước sẽ nhờ các đặc tính của cacbon để loại bỏ clo và một số loại hoá chất ảnh hưởng đến màng thẩm thấu TFC.
- Giai đoạn thẩm thấu ngược: Trong giai đoạn này, màng lọc sẽ loại bỏ hoàn toàn những chất cặn có kích thước lớn hơn phân tử nước và đưa chúng ra ngoài với nước thải.
- Giai đoạn lọc chức năng: Trong giai đoạn này, nước đã có độ sạch nhất định và tiếp tục được làm sạch bằng thẩm thấu ngược để đạt được độ tinh khiết cao nhất.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn, hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo máy lọc nước RO và nguyên lý hoạt động của loại máy lọc nước này.
Bạn đang xem: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO
Chuyên mục: Máy thực phẩm
Các bài liên quan
- 6 Cách tự làm máy lọc nước mini, hệ thống lọc nước gia đình đơn giản
- Giải đáp: Dùng máy lọc nước có tốn nước không?
- So sánh nên mua máy lọc nước Kangaroo hay Karofi tốt hơn
- Hướng dẫn cách sử dụng nước ion kiềm đúng cách, hiệu quả nhất
- So sánh nên mua máy lọc nước hay uống nước bình tiết kiệm, an toàn hơn
- So sánh máy lọc nước Kangaroo và Sunhouse: Nên mua loại nào?