Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách đấu dây điều hòa, máy lạnh Inverter

Hiện nay, dòng điều hòa, máy lạnh Inverter ngày càng trở nên thông dụng và được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết máy lạnh Inverter là gì? Cấu tạo máy lạnh Inverter thế nào? Nguyên lý hoạt động của máy lạnh, điều hòa Inverter cùng cách đấu dây ra sao? Khám phá chi tiết vớitrong bài viết sau nhé!

Hiện nay, dòng điều hòa, máy lạnh Inverter ngày càng trở nên thông dụng và được ưa chuộng hơn.

Cấu tạo điều hòa Inverter

Điều hòa Inverter là gì? 

Điều hòa Inverter là dòng điều hòa sử dụng máy nén có công nghệ biến tần giúp điều chỉnh tốc độ quay của máy nén, giúp máy nén liên tục hoạt động với mức công suất hợp lý nhất để tạo ra nhiệt độ phù hợp với yêu cầu từ người dùng. Nhờ vậy, điều hòa Inverter không cần liên tục bật - tắt như điều hòa thông thường, ít tốn điện năng hơn.

Ưu điểm của điều hòa Inverter: 

  • Có sử dụng công nghệ biến tần (công nghệ Inverter) đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi thiết bị hoạt động. 
  • Tiết kiệm điện hơn điều hòa thông thường từ 30 - 60%
  • Thiết kế đẹp mắt, được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại nhất. 

Cấu tạo máy lạnh Inverter

Cấu tạo điều hòa Inverter

Các bộ phận quan trọng nhất của điều hòa Inverter gồm có: Cục nóng, cục lạnh, quạt gió, máy nén (block), van tiết lưu và dung môi điện lạnh (gas). 

  • Cục lạnh điều hòa (hay dàn lạnh): Là bộ phận có tác dụng hấp thụ nhiệt rồi chuyển thành luồng không khí lạnh trả trở lại môi trường. Cấu tạo cục lạnh điều hòa Inverter gồm tập hợp các ống đồng được uốn thành nhiều lớp đặt trên một lá nhôm dày và các bộ phận đi kèm như mặt nạ, lưới lọc, cảm biến hoạt động, cánh đảo gió dọc, cánh đảo gió ngang, đầu gió ra…
  • Cục nóng (hay dàn nóng): Có chức năng tỏa nhiệt ra bên ngoài môi trường dựa vào dung môi đã hấp thu nhiệt đi tới từ dàn lạnh. Cấu tạo cục nóng điều hòa Inverter gồm block, tụ kích block, lá nhôm, board mạch, khởi động từ…
  • Quạt gió ở dàn lạnh và dàn nóng: Có tác dụng tạo ra luồng khí lưu thông ở dàn lạnh và dàn nóng, nhằm mang nhiệt đến hấp thụ tại dàn lạnh và xả nhiệt ở dàn nóng. 
  • Máy nén (hay block): Có nhiệm vụ hút chân không ở dàn lạnh, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng, hỗ trợ quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất. 
    Có 2 dạng block cơ bản là block piston và block dạng cuộn (xoắn ốc):
    Cấu tạo block piston điều hòa Inverter gồm có: Trục khuỷu, tay biên, xi lanh, piston, khoang nén, clape đẩy, clape hút, khoang hút, roto, stato, đường hút - đẩy, ống nạp, dầu…
    Cấu tạo block cuộn gồm: 2 đĩa xoắn ốc, một đĩa xoắn dạng tĩnh và 1 đĩa xoắn chuyển động cố định theo quỹ đạo. 
  • Van tiết lưu: Là bộ phận hạ áp gas sau khi gas đi qua dàn nóng để tỏa nhiệt. Bằng áp suất và nhiệt độ thấp, van tiết lưu chuyển lượng gas đi qua nó thành dạng khí. 
  • Môi điện lạnh hay gas có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt ở dàn lạnh để truyền đến và tỏa nhiệt ở dàn nóng. 

Ngoài các bộ phận chính trên, điều hòa Inverter còn có các bộ phận khác như cảm biến nhiệt dàn lạnh, máng nước, khung vỏ, bộ phận an toàn…

Cấu tạo điều hòa Inverter

Nguyên lý làm việc của điều hòa Inverter

Nguyên lý điều hòa Inverter được xây dựng dựa trên công nghệ biến tần:

  • Dòng điện xoay chiều được bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện chuyển đổi thành nguồn 1 chiều. (khi đó thì hệ số công suất cosφ không phụ thuộc vào tải nữa, có giá trị  ≥ 0.96)
  • Sau đó, hệ IGBT bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM biến đổi dòng điện áp một chiều thành dòng điện áp xoay chiều đối xứng. 
  • Khi kết hợp với công nghệ bán dẫn lực thì tần số chuyển mạch xung có thể tăng tới tần số siêu âm giúp máy vận hành êm ái và tiết kiệm điện.

Tóm lại, khi điều hòa Inverter được khởi động, máy nén sẽ chạy với tốc độ thấp, dòng điện thấp sau đó mới tăng dần lên dòng điện định mức, giúp điều hòa phát huy tối đa 100% công suất. Vào thời điểm này, điều hòa sẽ tiếp tục hoạt động như điều hòa thông thường. 

Công nghệ biến tần sử dụng loại mạch đổi điện điều chỉnh được các thông số như hiệu điện thế, cường độ dòng điện và tần số của máy, Một số đời máy Inverter còn có thêm bộ phận cảm ứng giúp điều chỉnh công suất hoạt động tùy theo nhiệt độ phòng. Vì vậy, trên lý thuyết khi được sử dụng đúng cách, điều hòa sở hữu công nghệ biến tần có thể tiết kiệm 30 - 40% lượng điện năng tiêu thụ so với điều hòa thông thường. Một số thương hiệu nổi tiếng áp dụng thêm nhiều công nghệ hiện đại giúp điều hòa Inverter tiết kiệm điện lên tới 60%.

Chú ý: 

  • Ngoài thời gian sử dụng, cần chú ý đến công suất máy ứng với không gian phòng để điều hòa Inverter phát huy tối đa khả năng tiết kiệm điện. 
    Ví dụ: Cùng độ cao trần khoảng 3m, phòng dưới 15m2 phù hợp với điều hòa công suất 9.000BTU, còn phòng từ 15 - 20m2 cần dùng điều hòa công suất 12.000BTU. 
  • Chú ý đóng kín cửa phòng sau khi bật điều hòa khoảng 5 phút. 
  • Các phòng có thiết bị phát nhiệt như bếp, phòng làm việc, có mặt tường tiếp xúc nhiều với hướng nắng nóng chiếu trực tiếp thì hiệu suất của máy lạnh sẽ bị giảm đi, bạn nên chọn điều hòa có công suất cao hơn để cân đối nhé!

Cách đấu dây điều hòa Inverter

  • Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau để thực hiện đấu dây điều hòa Inverter: CB điện, dây điện cầu đấu, miếng quấn cách nhiệt, ống đồng máy lạnh, ống dẫn nước (để dẫn nước từ dàn lạnh ra ngoài), 1 thanh chữ L để kê dàn nóng ngoài trời, tấm chuyển hướng gió (nếu muốn)...

Sơ đồ đấu dây máy lạnh Inverter

Sơ đồ đấu dây máy lạnh Inverter 

  • Tham khảo sơ đồ đấu dây điều hòa Inverter và thực hiện các bước sau: 

Bước 1: Đánh dấu đầu nối dây điện

Trong hộp điện dàn nóng sẽ có 5 loại dây: L, N, 1, 2 và 3. Trong đó:

  •  L và N là ký hiệu của pha nóng và pha trung tính, được đấu nối trực tiếp vào aptomat.
  • Dây 1,2,3 là là kí hiệu của 3 dây cấp lốc có nhiệm vụ kết nối với dàn lạnh - thường được bó chặt với ống đồng dẫn từ dàn lạnh ra dàn nóng. (Dây 1,2 có nhiệm vụ lấy nguồn từ dàn lạnh, dây 3 đóng vai trò truyền tín hiệu)

Bước 2: Thực hiện đấu dây

  • Phân biệt các dây 1, 2, 3 theo ký hiệu đặc biệt hoặc bằng màu sắc
  • Đấu nối theo thứ tự các dây 1, 2, 3 từ dàn lạnh ra dàn nóng.
  • Đấu nối dây N, L với aptomat, sau đó kéo nguồn điện ra cục nóng. 

Lưu ý: Tránh nối nhầm dây số 3 với dây số 1 hoặc số 2 vì có thể dẫn đến cháy board mạch điều khiển. 

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng điều hòa này và thực hiện đấu dây thành công!.

Bạn đang xem: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách đấu dây điều hòa, máy lạnh Inverter

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết