Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của cục lạnh, dàn lạnh điều hòa, máy lạnh

Dàn lạnh điều hòa là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc điều hòa thế nhưng không phải ai cũng biết bộ phận này có cấu tạo ra sao. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo dàn lạnh điều hòa và chức năng của nó bạn nhé.

Cấu tạo dàn lạnh điều hòa

Dàn lạnh điều hòa là gì, có chức năng gì?

Dàn lạnh điều hòa được xem là bộ phận chính của cục lạnh. Nó bao gồm nhiều ống đồng được uốn làm nhiều lớp và được đặt bên trong dàn lá nhôm rất dày. Bộ phận này sẽ hấp thụ nhiệt ở trong phòng khi quạt dàn lạnh hút qua để môi chất lạnh truyền ra bên ngoài.

Đúng như tên gọi, dàn lạnh có tác dụng chính là làm lạnh không khí khi đi qua nó. Nhiệt trong không khí sẽ được hấp thụ vào dàn lạnh rồi được chuyển đến dàn nóng và đưa ra môi trường bên ngoài, từ đó giúp cho không khí trong phòng được mát hơn.

Cấu tạo dàn lạnh điều hòa

Dàn lạnh điều hòa được cấu tạo gồm những bộ phận sau đây:

  • Vỏ nhựa
  • Tấm lọc bụi
  • Quạt dàn lạnh
  • Cánh quạt dàn lạnh
  • Bo mạch điều khiển
  • Quạt vẫy
  • Dàn đồng tản nhiệt

Tìm hiểu cấu tạo dàn lạnh điều hòa

Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa

Khi điều hòa được bật, quạt dàn lạnh sẽ chạy đèn tín hiệu. Lúc này, nhiệt động trong phòng sẽ cao hơn nhiệt độ mà bạn mong muốn (nhiệt độ cài đặt trên remote) nên cảm biến nhiệt độ sẽ cảm nhận và báo về bộ phận điều khiển.

Vỉ mạch cấp điện cho cục nóng để block và quạt cục nóng hoạt động. Môi chất lạnh đang ở dạng hơi sẽ di chuyển qua ống mao và chịu sự chênh lệch áp suất nên chuyển sang dạng lỏng.

Sau đó, môi chất lạnh được chuyển vào dàn lạnh, quạt dành lạnh  hút hơi lạnh và thổi ra ngoài môi trường.

Quá trình này sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến khi nhiệt độ trong phòng đạt mức mà bạn mong muốn và lúc này cảm biến nhiệt cùng bo mạch sẽ ngừng cấp điện cho cục nóng, đồng thời quạt block cũng ngừng hoạt động.

Khi lắp đặt dàn lạnh cần lưu ý gì?

Vị trí lắp đặt dàn lạnh cũng có vai trò quan trọng góp phần quyết định đến hiệu suất hoạt động của máy lạnh. Chính vì vậy, khi lắp dàn lạnh, bạn cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này.

Vị trí lắp dàn nóng lý tưởng nhất là:

  • Cách tường tối thiểu 5cm (áp dụng cho cả 2 bên)
  • Cách sàn ít nhất là 230cm
  • Cách trần nhà ít nhất 5cm

Bên cạnh đó, khoảng cách đường ống giữa dàn nóng và cục lạnh phải đạt từ 3- 7m là tốt nhất. Tường nơi lắp đặt cục lạnh cũng không nên quá mỏng, đồng thời phải bằng phẳng, không được gồ ghề.

Lưu ý khi sử dụng và vệ sinh dàn lạnh điều hòa

Trong quá trình sử dụng, bạn nên tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng dàn lạnh định kỳ từ 3 - 6 tháng 1 lần để đảm bảo điều hòa có thể hoạt động trơn tru nhất.

Trong trường hợp không thể tự vệ sinh dàn lạnh, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của thợ sửa điều hòa chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát, kiểm tra để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của dàn lạnh, từ đó có được hướng xử lý tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa và vệ sinh dàn lạnh điều hòa

Mong rằng từ những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được cấu tạo dàn lạnh điều hòa như thế nào và dàn lạnh điều hòa hoạt động ra sao. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết.

Bạn đang xem: Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của cục lạnh, dàn lạnh điều hòa, máy lạnh

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết