Cấu tạo kích thủy lực và nguyên lý hoạt động
Kích thủy lực là một trong những dụng cụ quan trọng được ứng dụng nhiều trong việc sửa chữa ô tô và các ngành cơ khí. Vậy cấu tạo kích thủy lực và nguyên lý hoạt động của kích thủy lực là gì? Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!
Kích thủy lực là một trong những dụng cụ quan trọng được ứng dụng nhiều trong việc sửa chữa ô tô và các ngành cơ khí.
Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực còn được gọi là con đội thủy lực hay con đội ô tô, là thiết bị cơ khí được dùng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn và cồng kềnh. Con đội thủy lực là dụng cụ thiết yếu được sử dụng nhiều trong các quán sửa chữa xe ô tô và các đơn vị sản xuất, sửa chữa cơ khí khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Con đội mini là gì? Con đội thủy lực mini có tốt không?
Cấu tạo kích thủy lực
Kích thủy lực có cấu tạo gồm có bốn bộ phận chính là van, piston, khóa và bình chất lỏng công tác. Cụ thể:
- Van: Bộ phận van có chức năng đóng hoặc mở piston để cho hơi khí nén đi vào bên trong đường ống. Nếu bạn đóng van thì phần piston sẽ được đẩy lên, còn khi bạn xả (mở) van thì áp lực sẽ mất, cộng với khối lượng lớn của vật sẽ ép cho piston đi xuống.
- Piston: Piston chính là phần trụ như ở cầu nâng trên xe ô tô hoặc xe máy. Dưới tác dụng của dung môi, piston sẽ đẩy được đồ vật nặng lên.
- Khóa: Bộ phận này có chức năng khóa chết kích tại độ cao phù hợp để người thợ có thể tiến hành công việc một cách dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho người thợ.
- Bình chất lỏng công tác: Bình chứa này thường chứa dung môi chuyên dụng để hỗ trợ piston cho việc đẩy đồ vật nặng lên.
Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực
Theo sơ đồ nguyên lý hoạt động của kích thủy lực ở trên, chúng ta có thể thấy được nguyên lý hoạt động của con đội thủy lực cụ thể như sau:
- Cơ chế đẩy lên: Khi piston số 2 (nén) di chuyển dần về phía dưới khoảng L1 thì van số 3 sẽ đóng lại. Khi đó, chất lỏng trong bình công tác 1 sẽ đi vào xilanh và được nâng qua van một chiều số 4. Lúc này, piston số 6 cùng vật tải F2 sẽ được nâng lên một khoảng L2.
- Cơ chế hạ xuống: Khi piston số 2 dịch chuyển về phía trên L1 thì van một chiều số 4 sẽ đóng lại. Sau đó, piston số 2 sẽ hạ xuống một khoảng L2. Nếu bạn muốn hạ piston kích thủy lực số 6 cùng vật tải F2 xuống thì bạn cần phải hạ khóa số 5 để tiến hành nối thông xilanh và bình chứa với nhau.
Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
>>> Xem thêm:
- Phân loại kích thủy lực - Các loại kích thủy lực
- Hướng dẫn sử dụng kích thủy lực đạt hiệu quả nhất
- Con đội (kích thủy lực) là gì? Cấu tạo và nguyên lý của con đội ô tô
- Bảng giá kích ô tô thủy lực chính hãng, tốt nhất hiện nay
- Mua con đội thủy lực giá rẻ ở đâu chất lượng, giao hàng nhanh?
Bạn đang xem: Cấu tạo kích thủy lực và nguyên lý hoạt động
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- Máy cắt gạch giá bao nhiêu? Nên mua loại nào tốt?
- Giá máy phun sương nhà yến, máy tạo ẩm nhà yến cập nhật
- Giá máy phun sương mini 12V trên thị trường
- Máy phun sương quán cafe giá bao nhiêu, loại nào tốt?
- Máy bơm phun sương công nghiệp nào công suất lớn, tạo ẩm, dập bụi tốt?
- Top 5 máy phun sương tưới lan, tưới cây giá rẻ, chất lượng nhất