Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm nếu trẻ có dấu hiệu này sau ăn
Cần lưu ý các biểu hiện của trẻ sau khi ăn để kịp thời xử lý khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Mỗi ngày ở Hoa Kỳ, có hơn 300 trẻ em dưới 20 tuổi được đưa vào phòng cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, và 2 trong số đó tử vong.
Ở nước ta, trung bình mỗi năm ghi nhận có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong.
Điều đau lòng nhất là triệu chứng của ngộ độc thực phẩm khá rõ rệt, và nếu như được can thiệp nhanh chóng thì bệnh nhân có thể được cứu sống.
Trong ngộ độc thực phẩm, sức khỏe của trẻ nhỏ là đáng lo ngại nhất vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch cũng đủ mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngộ độc thực phẩm có thể khiến trẻ mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy, sốt cao, đau dạ dày, thậm chí là tử vong.
Do đó, điều quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời cần lưu ý đến các biểu hiện của trẻ sau khi ăn để kịp thời xử lý khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Con nhỏ có dấu hiệu này sau ăn - cha mẹ cần cảnh giác với ngộ độc thực phẩm
Theo BS CKII Huỳnh Thúy Hằng (Trưởng Khoa Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau), một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm của trẻ có thể xuất hiện như sau:
- Bất chợt nôn liên tục sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc. Dấu hiệu này có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày. Một số trường hợp nặng, trẻ có thể nôn ra máu.
- Sau khi nôn hết thực phẩm trẻ đã ăn, uống trước đó, thì trẻ tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Trẻ bị nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.
- Đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Đi ngoài phân có lẫn nước, đôi khi lẫn cả máu là những dấu hiệu cho thấy ruột của trẻ bị tổn thương, nhiễm khuẩn.
- Sốt cao kéo dài, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ cũng cho biết, còn tùy theo tác nhân gây ngộ độc, mà tình trạng của trẻ có thể nghiêm trọng hay đơn giản. Nhưng dù nhẹ hay nặng cũng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Xử trí thế nào sau khi phát hiện con nhỏ bị ngộ độc thực phẩm?
1. Cha mẹ nên cho con ngưng sử dụng thức ăn, thức uống nghi ngờ gây ngộ độc ngay.
2. Gây nôn cho trẻ, cần kích thích cho trẻ càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn, nước uống ngộ độc ra ngoài.
3. Cho con nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước của con do ói mửa, tiêu chảy...
4. Để con uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bao cân bằng nước và điện giải.
5. Cần giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Bác sĩ cho hay, để phòng ngừa ngộ độc cho trẻ, phụ huynh cần phải: Đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Để trẻ sử dụng thức ăn được bảo quản cẩn thận. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn. Dạy cho trẻ thói quen không tự ý ăn hay uống những thực phẩm lạ. Rửa tay sạch trước khi ăn.
Bạn đang xem: Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm nếu trẻ có dấu hiệu này sau ăn
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm ngày Tết
- Ăn gà rán, trà sữa liên hoan cuối năm, gần 20 học sinh nhập viện
- 5 thứ hóa độc khi uống cùng với sữa
- Việc cần làm để tránh biến tủ lạnh thành 'ổ bệnh'
- 3 loại vi khuẩn có trong món cánh gà chiên gây ngộ độc ở trường iSchool nguy hiểm ra sao?
- Vụ ngộ độc ở iSchool: Có 3 loại vi khuẩn trong món cánh gà chiên