Cận cảnh loài cây thiêng kỳ lạ, cực nhiều công dụng ở TP HCM

Tại một số quốc gia theo Phật giáo Nam Tông như Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar... loài cây này được trồng nhiều ở chùa chiền vì nhiều người tin rằng đây chính là cây sala huyền thoại.

Mang nhiều đặc điểm sinh học độc đáo, cây đầu lân (Couroupita guianensis) được coi là một trong những loài thực vật thú vị nhất thế giới. Thảo Cầm Viên Sài Gòn là nơi sở hữu cây đầu lân lớn nhất nhì Việt Nam.Là loài cây thân gỗ thuộc họ Lộc vừng (Lecythidaceae), cây đầu lân có thể đạt đến chiều cao 30-35 mét khi trưởng thành.Điểm đặc biệt của loài cây này là những chùm hoa chĩu chịt của chúng không mọc từ cành mà mọc thẳng từ thân.Hoa đầu lân đơm suốt từ gốc lên đến gần ngọn, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3 mét.Mỗi bông hoa có kích thước khá lớn, cánh hoa màu đỏ tươi, có hình dáng rất giống với những chiếc đầu lân.Hoa có một mùi thơm đặc trưng, có thể ngửi thấy từ khá xa, hấp dẫn nhiều loài ong đến thụ phấn.Loài cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng đã được du nhập vào nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.Tại một số quốc gia theo Phật giáo Nam Tông như Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar... cây đầu lân được trồng nhiều ở chùa chiền vì nhiều người tin rằng đây chính là loài cây sala huyền thoại.Theo điển tích Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở dưới một gốc cây sala trong vườn Lumbini (Lâm Tì Ni). Ngoài ra, vị Phật thuộc Trang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc cây sala.Ngoài giá trị khoa học và cảnh quan, cây đầu lân còn có nhiều ứng dụng trong đời sống con người. Ruột quả và lá non của cây có tính kháng sinh và có tác dụng giảm đau, có thể dùng để chữa cảm, đau dạ dày và đau răng.Nước sắc từ lá cây có thể được sử dụng để chữa bệnh da. Ngoài ra, theo một số tài liệu quốc tế, các thầy lang bản địa ở Nam Mỹ còn dùng các bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét.Quả của cây đầu lân có thể ăn được, nhưng ít người ăn vì có mùi hơi khó chịu. Chúng thường được dùng làm thức ăn cho vật nuôi như lợn và gia cầm...Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.

Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM
Mang nhiều đặc điểm sinh học độc đáo, cây đầu lân (Couroupita guianensis) được coi là một trong những loài thực vật thú vị nhất thế giới. Thảo Cầm Viên Sài Gòn là nơi sở hữu cây đầu lân lớn nhất nhì Việt Nam.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-2
Là loài cây thân gỗ thuộc họ Lộc vừng (Lecythidaceae), cây đầu lân có thể đạt đến chiều cao 30-35 mét khi trưởng thành.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-3
Điểm đặc biệt của loài cây này là những chùm hoa chĩu chịt của chúng không mọc từ cành mà mọc thẳng từ thân.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-4
Hoa đầu lân đơm suốt từ gốc lên đến gần ngọn, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3 mét.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-5
Mỗi bông hoa có kích thước khá lớn, cánh hoa màu đỏ tươi, có hình dáng rất giống với những chiếc đầu lân.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-6
Hoa có một mùi thơm đặc trưng, có thể ngửi thấy từ khá xa, hấp dẫn nhiều loài ong đến thụ phấn.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-7
Loài cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng đã được du nhập vào nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-8
Tại một số quốc gia theo Phật giáo Nam Tông như Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar... cây đầu lân được trồng nhiều ở chùa chiền vì nhiều người tin rằng đây chính là loài cây sala huyền thoại.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-9
Theo điển tích Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở dưới một gốc cây sala trong vườn Lumbini (Lâm Tì Ni). Ngoài ra, vị Phật thuộc Trang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc cây sala.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-10
Ngoài giá trị khoa học và cảnh quan, cây đầu lân còn có nhiều ứng dụng trong đời sống con người. Ruột quả và lá non của cây có tính kháng sinh và có tác dụng giảm đau, có thể dùng để chữa cảm, đau dạ dày và đau răng.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-11
Nước sắc từ lá cây có thể được sử dụng để chữa bệnh da. Ngoài ra, theo một số tài liệu quốc tế, các thầy lang bản địa ở Nam Mỹ còn dùng các bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét.
Can canh loai cay thieng ky la, cuc nhieu cong dung o TP HCM-Hinh-12
Quả của cây đầu lân có thể ăn được, nhưng ít người ăn vì có mùi hơi khó chịu. Chúng thường được dùng làm thức ăn cho vật nuôi như lợn và gia cầm...
Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.

Quốc Lê

Bạn đang xem: Cận cảnh loài cây thiêng kỳ lạ, cực nhiều công dụng ở TP HCM

Chuyên mục: Phong thủy

Chia sẻ bài viết