Cảm biến LiDAR là gì? Có những ứng dụng gì trong cuộc sống?

Cảm biến Lidar hiện nay được trang bị cho rất nhiều loại thiết bị, đặc biệt là các loại robot thông minh. Vậy cảm biến Lidar là gì? Cảm biến Lidar có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm biến LiDAR là gì? Có những ứng dụng gì trong cuộc sống?

Cảm biến Lidar là gì?

Lidar (hay LiDAR, Lidar sensor) là một từ tiếng Anh viết tắt của Light Detection and Ranging nghĩa là “phát hiện ánh sáng và phạm vi”. Nó được ghép bởi Light (ánh sáng) và radar nên còn được gọi là quét laser hoặc quét 3D.

Cảm biến Lidar là gì?

Lidar là một phương thức đo khoảng cách từ vị trí bắt đầu tới mục tiêu bằng cách chiếu tia laser đến mục tiêu đó và sử dụng cảm biến để đo xung phản xạ. Sau khi đo, cảm biến Lidar sẽ nhận định được khác biệt về thời gian và bước sóng của tia laser chiếu đến mục tiêu, sau đó có thể định hình và tạo ra mô hình 3D của nhiều mục tiêu.

Vì vậy, chúng ta có thể hiểu cảm biến Lidar là loại cảm biến dùng tia laser để đo lường khoảng cách, phân tích và ghi nhận các thông tin về khoảng cách, chiều sâu của 1 không gian nhất định sau đó thiết lập nên bản đồ không gian đó.

Tác dụng của cảm biến Lidar

Tác dụng của cảm biến Lidar

Cảm biến Lidar đã xuất hiện từ những năm 1960 nhưng phải đến 20 năm sau đó, GPS xuất hiện thì Lidar mới được sử dụng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực đời sống và khoa học. Cảm biến Lidar có nhiều ưu điểm như:

  • Đo khoảng cách độ chính xác cao: Công nghệ cảm biến Lidar có khả năng đo khoảng cách với độ chính xác cao. Thậm chí, người ta còng dùng Lidar để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng với độ sai số trong vòng vài mm.
  • Tái tạo hình ảnh có độ phân giải cao: Hình ảnh Lidar mô phỏng lại có đủ chi tiết để không chỉ thể hiện được các đối tượng mà còn thể hiện cả hình dạng, kết cấu và hướng của chúng. Chính vì vậy mà các máy bay khảo sát thậm chí có thể sử dụng công nghệ Lidar để lập bản đồ các bề mặt và đặc điểm bên dưới cây cối và thảm thực vật.
  • Tái tạo được hình ảnh 3D động: Máy quét lidar có thể tái tạo cả hình ảnh dưới dạng 3D theo tỷ lệ thời gian. Một ví dụ điển hình đó là các nhà khoa học thường sử dụng cảm biến Lidar trong nông nghiệp để xác định các đàn côn trùng bay theo loài và giảm thiểu tác động của chúng.

Tuy nhiên có nhiều ưu điểm nhưng công nghệ cảm biến Lidar cũng không tránh được vẫn còn tồn tại những điểm yếu. So với sóng vô tuyến được sử dụng trong hệ thống RADAR, sóng ánh sáng của Lidar thường hoạt động không hiệu quả khi đo khoảng cách siêu xa hoặc trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn.

Cách sử dụng cảm biến Lidar

Ứng dụng, cách sử dụng cảm biến Lidar

Hiện nay, công nghệ cảm biến Lidar được ứng dụng trong rất nhiều ngành khoa học, công nghệ cũng như trong cuộc sống.

  • Xe tự hành và robot di động: Cảm biến Lidar được ứng dụng trong công nghệ sản xuất ô tô tự hành (ví dụ cảm biến xe Mercedes) để có thể liên tục quét xung quanh và phát hiện các phương tiện khác, phát hiện biển báo và tín hiệu giao thông, người đi bộ, người đi xe đạp và các mảnh vụn trên đường. Các loại robot tự động như robot hút bụi được dùng trong các gia đình hiện nay cũng ứng dụng của công nghệ cảm biến Lidar 
  • Khí tượng và thiên văn học: Lidar cũng thường được ứng dụng trong khí tượng và thiên văn học, cụ thể hơn là dùng để đo kiểm địa hình, nghiên cứu vẽ bản đồ, thăm dò các thành phần khí quyển, sự nóng lên toàn cầu... Các nhà hải dương học sử dụng nó để theo dõi sự thay đổi của bờ biển hay trong lĩnh vực thực vật Lidar được dùng để theo dõi sự thay đổi của rừng.
  • Lidar trên các thiết bị cầm tay: Hiện nay, các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh iPhone của Apple, smartphone Samsung hay một số dòng điện thoại như Oneplus 8 Pro... cũng được tích hợp cảm biến Lidar.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm biến Lidar cũng như cách sử dụng công nghệ Lidar trong các lĩnh vực đời sống hiện nay. Một số sản phẩm như robot hút bụi thông minh, iPhone, smartphone.

Bạn đang xem: Cảm biến LiDAR là gì? Có những ứng dụng gì trong cuộc sống?

Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật

Chia sẻ bài viết