Cách xử lý khi máy lạnh không hoạt động hoặc có dấu hiệu bất thường
Máy lạnh của bạn bỗng dưng không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường. Bạn đừng lo lắng mà nên tìm ra nguyên nhân để khắc phục nhanh chóng, tránh những hư hỏng nặng hơn. Hãy tham khảo ngay cách xử lý khi máy lạnh không hoạt động nhé!
Xem nhanh
1Máy lạnh có mùi lạ
Máy lạnh dùng lâu ngày không được vệ sinh và phát ra mùi lạ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
Nguyên nhân:
- Do bụi bẩn, chất nhờn tích tụ tạo thành vi khuẩn nấm mốc lâu ngày gây nên mùi hôi, đặc biệt là trong những thời tiết nóng ẩm. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến máy lạnh phả ra những mùi hôi hám, khó chịu khi vận hành.
- Ống xả máy lạnh chưa được lắp đúng cách, nối thẳng tới mương máng nước thải của đường phố, hoặc ống xả nước thải khác trong gia đình khiến mùi hôi dẫn vào nhà bạn.
- Máy lạnh bị rò rỉ khí gas làm gas máy lạnh thoát ra cũng gây mùi khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến cho thiết bị rò rỉ gas, có thể do sử dụng lâu năm, các mối hàn bị rỉ sét hoặc tác động của thời tiết, môi trường là đường ống bị xuống cấp làm gas bị xì.
Cách khắc phục:
- Để khắc phục tình trạng này, bạn cần vệ sinh máy lạnh và kiểm tra lại đường ống gas để đảm bảo máy lạnh hoạt động tốt và không bị rò rỉ gas gây mùi hôi.
- Kết hợp cùng với đó, bạn cần mở các cửa sổ phòng những mùi hôi cũ được thoát ra, đồng thời, bạn cũng nên vệ sinh lại phòng để đảm bảo phòng khô ráo, sạch sẽ.
Bạn cần vệ sinh máy lạnh và kiểm tra lại đường ống gas để khắc phục mùi hôi
2Có tiếng kêu lách tách hoặc tiếng xào xạc bên trong
Nguyên nhân:
- Lỗi do lắp đặt sai cách: Độ cân không chuẩn xác làm rung máy trong quá trình sử dụng và gây tiếng ồn. Nếu dàn nóng phía ngoài được lắp gần cửa sổ phòng ngủ và cửa cách âm không tốt, thì sẽ thấy rất rõ tiếng ồn của động cơ trong dàn nóng khi máy hoạt động.
- Lỗi do quạt gió máy lạnh: Có thể do quạt trong dàn lạnh hoặc các cánh đảo gió không cân bằng sau một thời gian dài sử dụng, lưới lọc trong dàn lạnh bị bẩn, đóng bụi nên tạo ra tiếng kêu.
- Chất lượng máy lạnh: Dư gas hoặc có chi tiết bên trong máy nén bị hư, có các bulong hay đinh vít bị lỏng. Chưa tháo các tấm vận chuyển và có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy.
- Lâu ngày không vệ sinh: Sau thời gian sử dụng, máy lạnh bám nhiều bụi bẩn bên trong nên khi vận hành dễ phát ra tiếng kêu, đồng thời còn làm giảm độ bền thiết bị.
Máy lạnh kêu lách cách, có tiếng lào xào bên trong do lắp đặt sai vị trí
Cách khắc phục:
- Vệ sinh máy lạnh định kỳ loại bỏ các chất bẩn bám lâu ngày làm phát ra tiếng ồn.
- Kiểm tra cửa kính, nhôm trong phòng: Khi hoạt động, máy lạnh sẽ rung lên, bạn phát hiện nguyên nhân này bằng cách đè lên cửa xem thử có hết tiếng ồn. Sau đó dùng 1 lớp dây viền bằng cao su hoặc cách thiết bị khác làm vật cách giữa cánh cửa và khung cửa.
- Hãy kiểm tra lại ốc vít ở bảng mặt trước của máy lạnh, nếu nó bị lỏng hãy vặn cho thật chặt. Nếu như đó là một ốc vít khó vặn, hãy dùng băng dính để cố định lại bản mặt trước máy lạnh lại.
- Kiểm tra quạt gió: Bạn tháo hộp khung bao quanh, quay quạt gió một cách cẩn thận. Nếu thấy không cân bằng, hãy cẩn thận nắn lại đúng vị trí ban đầu để các cánh quạt đồng đều. Đôi khi, sức mạnh cánh quạt đụng phải các lá gió của dàn ngưng máy lạnh.
- Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường. Thay máy nén mới, nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác.
- Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của vỏ dàn nóng, cục nóng và gây nên tiếng ồn.
Kiểm tra máy lạnh và vệ sinh máy định kỳ
3Máy không nhận remote điều khiển
Máy lạnh không nhận tín hiệu từ remote cũng là một trong những lỗi thường thấy, nguyên nhân của vấn đề này có thể do lỗi từ remote hoặc lỗi từ mắt thần của máy lạnh.
Lỗi từ remote:
- Remote bị rơi, va đập hoặc chịu lực mạnh: Trường hợp này bạn cần phải mua một chiếc remote mới, nên mua hàng chính hãng và uy tín để đảm bảo thời gian sử dụng lâu bền.
- Mắt thần của remote bị hư: Mắt thần (đèn tín hiệu) nằm ở phía trên của remote, khi không được vệ sinh định kỳ sẽ làm bụi bẩn bám vào và che khuất từ đó làm đường truyền tín hiệu yếu đi, bạn nên nhẹ nhàng dùng tăm bông lau sạch bụi bẩn xung quanh mắt thần.
- Remote hết pin: Khi pin yếu, hiệu quả hoạt động không còn tốt và biểu hiện dễ thấy nhất là các ký hiệu hiển thị trên màn hình bị mờ, lúc ẩn lúc hiện, đèn sáng yếu, bấm lúc ăn lúc không có thể là pin đã gần hết, nên thay thế pin mới để remote.
Lỗi do mắt thần máy lạnh khiến máy không nhận điều khiển
Cách khắc phục
- Sau khi bạn đã kiểm tra kỹ remote của mình và chắc chắn remote hoạt động bình thường nhưng máy lạnh vẫn không nhận tín hiệu thì chỉ còn khả năng lỗi do mắt thần của máy gặp trục trặc.
- Trường hợp này bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành của hãng để được hãng cử nhân viên kỹ thuật đến nhà kiểm tra khắc phục trong thời hạn sớm nhất.
4Máy lạnh không hoạt động hoặc làm lạnh kém
Máy lạnh không hoạt động và làm lạnh kém là trường hợp không hiếm gặp với những người dùng máy lạnh lâu, để khắc phục tình trạng này, bạn cần xác định những nguyên nhân nào dưới đây đang khiến máy lạnh của bạn gặp phải tình trạng này:
- Máy lạnh bị thiếu gas hoặc hết gas: Máy lạnh sử dụng lâu ngày không nạp gas hoặc đường ống dẫn gas bị rò rỉ, dẫn đến lượng gas không đủ làm lạnh không khí. Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra định tránh trường hợp hết gas hoặc đường ống dẫn gas bị rò rỉ.
- Máy nén bị hỏng: Có rất nhiều nguyên nhân gây hư hỏng máy nén: Mất nguồn cấp, lỗi mạch điều khiển,... Khi máy nén bị hỏng máy lạnh vẫn hoạt động bình thường, nhưng không khí thổi ra lạnh. Bạn cần liên hệ trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp.
- Hỏng tụ điện, bảng mạch: Do máy lạnh hoạt động quá tải, nhiệt độ máy lạnh duy trì quá thấp trong thời gian dài, dưới 20 độ C. Vệ sinh bảng mạch thường xuyên để loại bỏ côn trùng làm tổ gây chập cháy bảng mạch hoặc liên hệ với thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
- Lắp đặt không đúng cách: Bạn không nên lắp dàn lạnh đối diện với hướng gió và ở góc tường nóng, làm máy hoạt động quá tải. Bạn cần lắp máy lạnh vuông góc với hướng gió, những góc mát để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh.
- Điều chỉnh sai chế độ làm lạnh: Có thể bạn đã chọn sai chức năng quạt hoặc sưởi ấm, chỉ có gió nhưng không lạnh. Bạn nên chọn lại chế độ Cool trên remote điều khiển.
Máy lạnh bị thiếu gas, hết gas do sử dụng lâu ngày không nạp gas hoặc ống dẫn gas bị rò rỉ
- Quá tải điện: Vào ngày hè nóng nực, dòng điện rất dễ bị quá tải và làm máy lạnh bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém hoặc dừng hoạt động. Bạn nên trang bị cho ổn áp cho gia đình mình, đảm bảo máy lạnh làm mát hiệu quả và nâng cao độ bền thiết bị.
- Công suất không phù hợp với căn phòng: Diện tích phòng lớn nhưng công suất máy lạnh quá nhỏ nên không thể làm mát toàn diện căn phòng. Bạn nên chọn máy lạnh phù hợp với không gian diện tích lắp đặt.
- Dòng điện không ổn định: Dòng điện trong khu vực nơi bạn sinh sống không ổn định, chập chờn khiến mạnh lạnh không thể hoạt động đúng công suất và làm lạnh kém. Bạn nên sử dụng ổn áp để ổn định dòng điện, giúp máy lạnh hoạt động tốt nhất.
- Quạt dàn nóng không chạy: Do tụ điện hỏng, mô tơ quạt bị kẹt hoặc dây nguồn nối vào quạt dàn nóng bị đứt. Bạn kiểm tra và đo thông mạch, nếu tụ điện bị hỏng thì cần thay mới. Cách tốt nhất, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của thợ kỹ thuật chuyên nghiệp.
- Lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh bị bám bẩn: Làm giảm khả năng lọc bụi bẩn, diệt vi khuẩn, hiệu quả làm lạnh kém và lượng điện năng tiêu thụ cao hơn. Bạn cần kiểm tra và vệ sinh lưới lọc thường xuyên hơn, khoảng 1 tháng 1 lần (tùy theo mức độ sử dụng).
Lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh bị bám bẩn khiến máy lạnh làm lạnh kém
5Máy lạnh bị chảy nước
Máy lạnh bị chảy nước lâu ngày sẽ hình thành lớp rêu trên đường ống, gây tắc nghẽn và nước không thoát được ra ngoài và giảm hiệu quả làm mát.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy lạnh bị chảy nước như: tắc ống thoát nước, dàn lạnh không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ, máng thoát nước bị nghẽn, nứt hoặc vỡ, lắp đặt máy lạnh không đúng cách, khay thoát nước bị hỏng hoặc quá cũ,....
Khi phát hiện sự cố, bạn cần tắt máy lạnh và ngắt luôn cả nguồn điện cung cấp. Sau đó, vệ sinh nước bị rò rỉ trên tường và sàn nhà sạch sẽ. Cuối cùng, bạn xác định rõ nguyên nhân, khắc phục kịp thời hoặc nhờ sự giúp đỡ của trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp.
Máy lạnh bị chảy nước khiến máy làm lạnh kém hoặc không hoạt động
6Một số dấu hiệu hoạt động bất thường khác
Một số máy lạnh còn gặp phải tình trạng có sương thoát ra ở dàn nóng và không thể ngừng hoạt động của dàn nóng mặt dù đã tắt máy. Tuy nhiên các dấu hiệu này hoàn toàn bình thường và không đáng lo.
Việc sương thoát ra ở dàn nóng là khi máy lạnh hoạt động có sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và bên ngoài nên có hiện tượng đọng sương và điều này là bình thường. Sau khi dừng hoạt động, dàn nóng chưa tắt ngay và tiếp tục quay quạt để làm mát máy rồi mới tắt hẳn.
Hơi sương thoát ra ở dàn lạnh là điều bình thường
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách xử lý khi máy lạnh không hoạt động hoặc có dấu hiệu bất thường. Mong rằng với những mẹo trên, bạn sẽ sử dụng máy lạnh hiệu quả hơn nhé!
Bạn đang xem: Cách xử lý khi máy lạnh không hoạt động hoặc có dấu hiệu bất thường
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- Ống đồng máy lạnh bị đóng tuyết. Nguyên nhân và cách khắc phục
- Chế độ Auto của điều hòa có tiết kiệm điện?
- Kinh nghiệm cài đặt chế độ điều hòa tốt cho sức khỏe
- Nên để máy lạnh ở chế độ Cool hay Dry? Chế độ nào tốt hơn?
- Hướng dẫn sử dụng remote máy lạnh Comfee
- Tổng hợp bảng mã lỗi máy lạnh Kangaroo. Nguyên nhân và cách khắc phục