Cách dùng chỉ nha khoa xỉa răng đúng cách không gây đau, chảy máu răng
Sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng là thói quen vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng chỉ nha khoa sao cho đúng kỹ thuật. Nếu sử dụng sai cách, vô tình sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn biết cách sử dụng chỉ nha khoa hợp lý và hiệu quả.
Nội dung
Chỉ nha khoa là gì và cách phân loại
Chỉ nha khoa là gì?
Chỉ nha khoa là một dụng cụ vệ sinh răng miệng dạng sợi được làm từ chất liệu nylon hoặc nhựa. Chỉ nha khoa có cấu tạo sợi mảnh và đàn hồi tốt, bền chặt trong quá trình sử dụng.
Công dụng của chỉ nha khoa
Các nha sĩ khuyến cáo chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho các loại tăm tre thông thường nhằm vệ sinh răng miệng và làm sạch các thức ăn còn bám tận sâu trong các kẽ răng mà bàn chải không thể lấy đi. Việc loại bỏ mảng bám sẽ không còn môi trường để vi khuẩn, sâu răng phát triển.
Tác dụng của chỉ nha khoa còn giúp bạn làm sạch từng kẽ răng và kiểm soát tình trạng răng mỗi ngày. Ngoài ra, chỉ nha khoa còn có thể ngăn ngừa các tình trạng sâu răng, viêm nướu răng, giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe.
Các loại chỉ nha khoa hiện nay
Dựa vào cấu tạo, chỉ nha khoa hay còn gọi với tên thông dụng là chỉ xỉa răng được chia thành hai loại:
- Tăm chỉ nha khoa đơn sợi: Đúng như tên gọi, chỉ sử dụng một sợi nhựa PTFE nên sợi chỉ có kích thước nhỏ giúp người sử dụng dễ dàng đưa vào kẽ răng mà không làm ảnh hưởng đến nướu. Đặc biệt, chỉ được làm bằng chất liệu tốt nên ít bị tưa trong quá trình sử dụng.
- Tăm chỉ nha khoa đa sợi: được tạo bằng sự kết hợp nhiều sợi nylon nhỏ, kích thước mảnh và đàn hồi tốt. Tuy nhiên, vì cấu tạo bằng nhiều sợi nên quá trình sử dụng đưa vào kẽ răng dễ bị tưa hoặc đứt.
Hiện nay các loại chỉ nha khoa được bán trong các quầy thuốc, siêu thị,… Tùy vào thói quen mà người mua có thể chọn 1 trong 2 dạng như sau:
- Dạng chỉ cuộn: Sợi chỉ được cuộn quanh khuôn tròn, khi sử dụng bạn phải cắt một đoạn vừa đủ. Khi thao tác bạn phải thực hiện bằng cả hai tay để di chuyển sợi chỉ vào từng kẽ răng.
- Dạng tăm: Sợi chỉ được cố định vào một cây tăm có hình vòng cung, với dạng chỉ này người dùng còn có thêm một đầu tăm.
Nhiều người sử dụng sẽ thắc mắc tăm chỉ nha khoa dùng được mấy lần và đây là lưu ý đặc biệt khi sử dụng loại chỉ này. Dù chọn dạng chỉ cuộn hay dạng tăm thì bạn chỉ nên dùng một lần dùng một lần. Điều này để đảm bảo vệ sinh cho răng miệng của mỗi người, không nên vì tiết kiệm mà sử dụng nhiều lần vô tình làm lây nhiễm vi khuẩn có hại cho nướu và răng của bạn.
Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa đúng kỹ thuật
Nhìn chung, cách sử dụng chỉ nha khoa vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tối ưu. Nếu chưa từng dùng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa dưới đây để biết cách thực hiện đúng.
- Đối với chỉ nha khoa dạng cuộn: Khi sử dụng bạn cần cắt một đoạn dài từ 20 - 25cm. Dùng hai tay giữ chặt hai đầu sợi chỉ, sau đó lần lượt đưa vào các kẽ răng chuyển động lên xuống nhằm loại bỏ mảng bám thức ăn. Nên thực hiện ở cả hai hàm và từng chiếc răng để làm sạch tuyệt đối.
- Đối với chỉ nha khoa dạng tăm: Mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần cầm chắc thân tăm và đưa phần chỉ vào từng kẽ răng để làm sạch mà không cần phải dùng tay giữ chặt 2 đầu chỉ.
Khi đã quen, bạn chỉ mất khoảng 1 phút để thực hiện việc xỉa răng bằng chỉ nha khoa. Lưu ý, bạn nên súc miệng lại bằng nước sạch sau khi dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám một cách triệt để.
Với những tác dụng của việc sử dụng chỉ nha khoa mang lại, thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng nên biết cách dùng chỉ nha khoa. Bởi chỉ nha khoa là một công cụ vô cùng hữu ích giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe và tránh các tình trạng về bệnh răng miệng.
Bạn đang xem: Cách dùng chỉ nha khoa xỉa răng đúng cách không gây đau, chảy máu răng
Chuyên mục: Mỹ phẩm & Làm đẹp
Các bài liên quan
- Những điều cần biết về công nghệ IPL và các ứng dụng
- Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám?
- Răng số 8 là răng gì, có nên nhổ không? Nhổ răng số 8 có đau không?
- Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
- Răng khôn là gì? Răng khôn là răng số mấy?
- Bot đánh răng là gì? Bót đánh răng điện loại nào tốt?