Bỏ túi các tiêu chí mua loa bluetooth đạt chuẩn

Với các tiêu chí sau đây không quá khó để bạn có thể lựa chọn được chiếc loa blueooth phù hợp với nhu cầu sử dụng, giá thành hợp và bền bỉ mãi khi bạn sử dụng. Không quá khó để áp dụng các tiêu chí dưới đây vào thực tế mua hàng, hãy cùng META tìm hiểu nhé!

Loa bluetooth ra đời như một bước tiến vượt bậc trong giới công nghệ, hạn chế được những kết nối có dây rườm rà, đem đến cho người dùng nhiều tiện ích khi sử dụng.

1. Giá thành sản phẩm

Loa bluetooth hiện nay có mức giá khá đa dạng, trải dài từ những sản phẩm có giá chỉ vài chục ngàn cho đến những sản phẩm có giá vài trăm ngàn hoặc thậm chí những sản phẩm cao cấp có mức giá còn lên đến vài triệu đồng là bình thường.

Loa Bluetooth Xiaomi Square Box

Loa Bluetooth Xiaomi Square Box

Với những người lần đầu tìm hiểu về loa bluetooth chắc chắn sẽ bỡ ngỡ về các mức giá, cho nên META sẽ chia làm 3 phân khúc với các mức giá khác nhau để bạn dễ chọn lựa.

Phân khúc thấp có mức giá dưới 500.000đ: các sản phẩm ở mức giá thấp như phân khúc này có hạn chế về chức năng và công suất hoạt động, thiết kế cũng không được đặc biệt cho lắm.

Có thể bạn quan tâm:

  • Loa Fenda W5 - Giá bán 380.000đ
  • Loa bluetooth Xiaomi mini - Giá bán 330.000đ
  • Loa vi tính Microtek MT-201BT 2.0 (BLT) - Giá bán 280.000đ

Phân khúc tầm trung có mức giá 500.000đ - 1.5 triệu đồng: đây là mức giá được nhiều quan tâm lựa chọn, vì nó đáp ứng đầy đủ tính năng và thiết kế mà người dùng mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Loa di động Sony SRS-XB10 - Giá bán: 1.050.000đ
  • Loa di động không dây bluetooth Braven 105 - Giá bán: 1.290.000đ
  • Loa di động Microlab D21 7W - Giá bán: 540.000đ
  • Loa bluetooth Thonet & Vander Frei - Giá bán: 720.000đ

Phân khúc cao cấp có mức giá trên 1,5 triệu đồng: đây là dòng cao cấp nên chủ yếu tập trung vào mặt thiết kế nhiều hơn, vì các tính năng nó đã được hỗ trợ ở mức cao nhất rồi.

  • Loa Bluetooth Microlab T5/2.0 - Giá bán: 1.950.000đ
  • Loa JBL Charge 3 - Giá bán: 3.890.000đ
  • Loa Bluetooth JBL Flip 3 - Giá bán: 1.620.000đ
  • Loa bluetooth Elecom NFC LBT-SPP300AV - Giá bán: 1.580.000đ
  • Loa vi tính bluetooth Microlab MicMusic 2.1 - 10W - Giá bán: 990.000đ

2. Thiết kế

Đa phần các loa bluetooth hiện nay sở hữu kiểu dáng hình trụ, với khá nhiều màu sắc đa dạng. Thiết kế của loa bluetooth đã trở nên đơn giản khi loại bỏ đi phần dây khá rắc rối của các loại loa thông thường.

Vỏ ngoài của loa bluetooth hiện nay sử dụng chất liệu khá đa dạng từ nhựa cứng, nhựa dẻo cho đến hợp kim nhôm cao cấp với độ bền khác nhau hoàn toàn.

Loa di động Sony SRS-XB20

Loa di động Sony SRS-XB20

Để lựa chọn cho hợp lý thì trước khi mua hàng bạn cần xem xét mục đích và nhu cầu sử dụng của mình như thế nào? Ví dụ: với những bạn hay đi dã ngoại, những hoạt động ngoài trời thì chọn các chất liệu cứng cáp, có khả năng chống lại va chạm mạnh.

3. Kích thước

Để tiện cho người dùng trong quá trình di chuyển hoặc cất giữ thì các nhà sản xuất đã cố gắng thu gọn kích thước loa lại. Tuy nhiên, điều này lại gây ra nhiều bất cập, vì khi loa bị giảm kích thước thì âm thanh cũng đồng thời bị giảm theo.

Vì thế bạn nên lưu ý lựa chọn những chiếc loa có kích thước vừa phải, hạn chế những chiếc loa có kích thước quá bé.

Loa JBL Charge 3 Special Edition

Loa JBL Charge 3 Special Edition

4. Chuẩn giải mã

Tiêu chí này có lẽ ít được quan tâm, nhưng bạn cần biết rằng chuẩn giải mã tương thích sẽ góp phần giúp chất lượng âm thanh được sạch và chi tiết hơn.

Chuẩn giải mã đang được đánh giá cao chính là APT X, đây là chuẩn giải mã phù hợp với hầu hết các đầu DVD hiện nay.

5. Kết nối tương thích

Loa bạn chọn phải có kết nối tương thích, phù hợp với nhiều thiết bị. Các kết nối cơ bản như: công nghệ 4.0 hay jack 3,5mm sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, cũng chú ý lựa chọn loại loa có tích hợp nhiều driver nhé bạn.

Loa không dây Harman Kardon Onyx Mini

Loa không dây Harman Kardon Onyx Mini

6. Chất lượng âm thanh

Chất lượng âm thanh của loa là tiêu chí quan trọng sẽ đánh giá chính xác sản phẩm mà mình chọn có chất lượng hay không. Một chiếc loa được đánh giá là chất lượng khi nó có thể hiển thị rõ cả 3 tiếng bass, treble hay mid cùng lúc.

Nhưng nếu bạn là người mới tìm hiểu về loại loa bluetooth này thì rất khó để bạn có thể cảm nhận sự khác nhau về chất lượng âm thanh giữa các dòng loa hiện nay.

Trường hợp khi bạn mua hàng ở ngoài các siêu thị điện máy thì bạn có thể nhờ người am hiểu về lĩnh vực đi cùng. Thế còn trường hợp khi mua hàng online thì làm thế nào, rất đơn giản bạn có thể dựa vào đánh giá và nhận xét từ những người đã từng sử dụng qua sản phẩm.

Loa di động Harman Kardon Go + Play Mini

Loa di động Harman Kardon Go + Play Mini

7. Thời lượng Pin

Theo như phản hồi từ phía người tiêu dùng thì họ vẫn ưa chuộng dòng pin sạc hơn. Dòng pin phổ biến mà các loại loa đang dùng là Lithium giúp bạn có thể sạc và sử dụng được nhiều lần.

Với pin này bạn có thể sử dụng liên tục trung bình trong vòng 3 - 5 tiếng/lần sạc. Tùy loại mà dung lượng và thời lượng pin sẽ khác nhau.

Loa JBL Infinity One

Loa JBL Infinity One

Hy vọng với những tiêu chí trên bạn sẽ dễ dàng chọn được chiếc loa bluetooth phù hợp với sở thích nhất.

Xem thêm

Loa bluetooth nào nghe hay nhất 2018

Hướng dẫn sử dụng loa bluetooth

Đánh giá về loa Fenda F550X 2.1

Đánh giá loa Edifier M3200BT kết nối bluetooth 4.0

Bạn đang xem: Bỏ túi các tiêu chí mua loa bluetooth đạt chuẩn

Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật

Chia sẻ bài viết