Bỏ túi 3 bước “sơ cứu” nội thất ôtô khi xe ngập nước
Nội thất ôtô khi bị ngập nước mà không xử lý ngay sẽ khó khắc phục hơn, ảnh hưởng đến chất lượng của nội thất và tính thẩm mỹ của xe.
Video: Nội thất ôtô bị ngập nước xử lý ra sao?
Mưa lũ kéo dài, ngập lụt là nguy cơ tiềm ẩn khiến rất nhiều
ôtô bị nước ngập vào nội thất, chết máy giữa
đường, tệ hơn là hỏng hóc do thủy kích. Trường hợp nước ngập
vào nội ôtô thất khiến cho nội thất của xe cũng bị ảnh hưởng
rất nhiều, nước ngấm vào bên trong xe, gây nên tình trạng ẩm mốc,
bẩn và có mùi khó chịu.
Nếu không vệ sinh sớm sẽ làm giảm tuổi thọ của đồ nội thất, xe
bán đi bị mất giá, chưa kể còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đến sức
khỏe. Trong bài viết này, chúng sẽ hướng dẫn độc giả cách "chữa
cháy" hiệu quả, xử lý nội thất bị nước vào.
Nội thất bị ngập nước mà không xử lý kịp thời sẽ bị hư hại
nặng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
|
Dọn nội thất chuyên nghiệp
Đầu tiên, lái xe cần tắt động cơ để tránh tình trạng chập
cháy, đảm bảo an toàn và đảm bảo không khởi động lại xe tại vùng
ngập nước, tìm cách đưa xe ra khỏi vùng ngập nước an toàn. Khi ra
khỏi vùng ngập nước, bạn nhanh chóng mở hết cánh cửa để nước thoát
ra ngoài. Bạn cần nhanh chóng loại bỏ hết phần nước đọng trên xe.
Đối với những trường hợp xe ngập nước vào tận khoang nội thất,
chúng tôi khuyến cáo bạn gọi cứu hộ tới gara/xưởng dịch vụ để được
xử lý một cách chuyên nghiệp và an toàn cho xe.
Khi đi sửa tại các trung tâm, thợ sửa chữa sẽ tháo các lỗ
thoát nước ở sàn, rửa sạch lại bằng nước và xì khô. Bên cạnh đó,
phần đỡ chấn dưới cùng của sàn xe được làm bằng kim loại và thiết
kế cách âm nên rất kín, nếu nước đã lọt vào thì sẽ tạo thành những
ngăn chứa nước và không thể tự thoát ra được, từ đó sẽ khiến ống
dẫn khí điều hòa bị bẩn, tắc. Sàn xe cần được tháo và kiểm tra kỹ
lưỡng, đảm bảo hút sạch nước ra ngoài.
Sau khi đã hút sạch nước ra, thợ dùng máy sấy khô toàn bộ,
giúp làm sạch và khô xe, đồng thời đảm bảo các bu-lông, ốc vít
không bị nước mưa ngấm vào làm rỉ sắt. Cũng vì vậy mà khi vệ sinh
xong sàn xe, việc bôi dầu chống rỉ sét và tra mỡ cho các bộ phận
kim loại là rất quan trọng. Hệ thống dây điện, các đầu cắm chạy
quanh xe cũng cần được kiểm tra, xì khô để phòng trường hợp bị chập
và cháy.
Cánh cửa sau khi bị ngập nước cũng sẽ còn chứa nhiều nước bên
trong, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều bộ phận liên quan khác, vì
vậy chúng cũng cần được quan tâm làm sạch và kiểm tra.
Chủ xe cần nhanh chóng hút hết nước trong khoang nội thất ra,
có thể dùng khăn tắm hoặc khăn có chất liệu.
|
Tiếp đến các bộ phận ngấm nước nặng như ghế ngồi cần được tháo
ra và vệ sinh riêng bằng hóa chất chuyên dụng.
"Sơ cứu" nội thất tại nhà
Trường hợp nước lọt vào khoangnội thất ôtô bị mưa
hắt, do người ngồi hoặc mang đồ dùng ẩm ướt vào xe khiến
khoang nội thất ẩm, bạn có thể xử lý tại nhà. Khi đỗ xe tại nhà,
bạn có thể dùng quạt, máy sấy lớn để làm khô, hoặc dùng mẹo nhỏ nữa
là rắc trực tiếp baking soda lên ghế, sàn xe để hút ẩm, khử mùi cho
khoang nội. Đối với thảm trải sàn thì bạn tháo ra, đem giặt và phơi
khô.
Sau khi đã hút hết nước đọng, bạn "phơi" xe ở nơi thoáng gió
và nắng nhẹ, lưu ý là mở cửa xe để tạo sự lưu thông không khí, hạn
chế được nấm mốc. Những vật dụng ẩm ướt trong xe cần đem làm sạch,
phơi khô hoàn toàn.
Khu vực sàn, khoang lốp dự phòng, thảm trải và cốp xe cũng cần
kiểm tra kỹ càng vì những nơi này dễ bị đọng nước, nếu không làm
khô sẽ bị rỉ sét, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra các lỗ để hạn chế nước lọt vào
xe khi đi trời mưa hoặc qua vùng ngập. Với vết bẩn cứng đầu, khó
đánh bay thì bạn có thể xịt giấm trắng lên đó, để tầm 10 phút rồi
làm sạch và lau lại bằng khăn.
Nội thất bọc da cần tránh sử dụng chất tẩy có độ bào mòn cao,
chỉ phơi ở nhiệt độ thường, không phơi ra nơi nắng gắt. Đồng thời,
chủ xe nên dùng thêm dầu dưỡng để tăng độ mềm mại, căng bóng cho bề
mặt da.
Ngăn ngừa nấm mốc
Khi phát hiện ra nội thất có dấu hiệu bị mốc thì hãy dùng dung
dịch vệ sinh chuyên dụng, chất tẩy rửa, chà sạch hoàn toàn các vết
ố, bẩn, khu vực có nấm mốc. Lưu ý là thao tác nhẹ nhàng để không
làm xước nội thất, mất tính thẩm mỹ của xe.
Ngoài ra, các chủ xe nên dùng thêm bột chống mốc để xử lý
triệt để nấm mốc, không cho chúng có cơ hội phát triển.
Nội thất ôtô thật ra bẩn hơn bạn nghĩ, nơi đây chứa nhiều bụi
bẩn, đất cát, khói bụi, vi khẩn,... tích tụ lâu ngày. Cho dù xe
không bị nước vào thì bạn cũng nên làm vệ sinh cho khoang nội thất
1 - 2 tuần/lần. Có thể thao tác một cách đơn giản như dùng máy hút
rồi lau sạch lại bằng khăn là được. Ít nhât 1 năm 1 lần nên đưa xe
đi "spa" chăm sóc nội thất để đảm bảo nội thất xe được sạch đẹp và
an toàn cho sức khỏe của bạn.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Bỏ túi 3 bước “sơ cứu” nội thất ôtô khi xe ngập nước
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết