Bì lợn tưởng bỏ đi nhưng lại là 'thần dược' với sức khỏe
Nhiều người thường bỏ phần bì lợn khi chế biến, tuy nhiên nó lại có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec được tư vấn chuyên môn bởi BS Võ Hà Băng Sương, khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết, protein ở bì lợn chủ yếu là keratin, elastin và collagen hợp thành. Gelatin và collagen tương tự xi măng để gắn kết các tế bào thành mô cơ thể vững chắc.
Da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại. Vì thế, các thành phần dinh dưỡng trong bì lợn rất tốt cho da, gân, xương, tóc. Nó còn được những người có vấn đề về xương khớp “dung nạp vào cơ thể” với hy vọng là thêm chất keo bôi trơn cákhc ớp, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Bì lợn không chỉ nhiều mà còn rất đa dạng các loại protein.
Ít Carbohydrate: Thực phẩm ít carbohydrate là cơ hội tốt hơn để bạn giảm cân. Bì lợn chứa rất ít carbohydrat, gần như là 0%. Vì vậy ăn bì lợn không gây tăng đường huyết. Chất béo từ bì lợn làm no lâu, nên đây có thể là thành phần được cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn kiêng.
Bì lợn chứa cùng một loại chất béo như trong dầu ô liu: 43% là chất béo không bão hòa, trong đó phần lớn là axit oleic. Axit oleic là chất béo tự nhiên được tìm thấy trong các loại dầu động vật và thực vật khác nhau, bao gồm cả dầu ô liu. Vì vậy ăn chất béo vừa đủ trong bì lợn mang lại lợi ích đối với sức khỏe.
Bì lợn tưởng rác mà có thể là thần dược.
Bì lợn chứa nhiều natri: Natri có lợi cho các hệ thống quan trọng của cơ thể con người. Natri giúp điều chỉnh sự hấp thụ glucose cũng như lượng chất lỏng trong cơ thể, cải thiện chức năng não, duy trì trái tim khỏe mạnh, loại bỏ carbon dioxide dư thừa cũng như duy trì sức khỏe làn da.
Những lưu ý khi sử dụng bì lợn
Báo VietNamNet dẫn chia sẻ của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, protein trong bì lợn có nhiều thành phần khác nhau, tỷ lệ chất béo cao, giàu natri nếu ăn nhiều bạn có thể bị khó tiêu. Người bị tăng huyết áp, tim mạch hạn chế ăn bì. Người có hệ tiêu hóa kém cũng không nên ăn bì vì khó tiêu hóa hơn; nên ăn bì luộc hoặc ninh nhừ.
Khi ăn bì, bạn cần loại bỏ sạch phần lông còn dư lại vì có thể gây hại cho màng nhày của dạ dày, ruột. Bì lợn là phần tiếp xúc với môi trường đầu tiên nên dễ nhiễm khuẩn, nhanh hư hỏng. Lúc mua về, bạn cần rửa sạch với nước muối, dấm.
Bì lợn được chế biến thành món nem, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các bà nội trợ cần lưu ý không mua nem không đảm bảo nguồn gốc, cẩn trọng với bì trắng tinh vì có thể bị tẩy trắng.
Bạn đang xem: Bì lợn tưởng bỏ đi nhưng lại là 'thần dược' với sức khỏe
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Mướp được ví như ‘thần dược’ cho sức khoẻ nhờ những công dụng này
- Loại quả đầu bảng về dinh dưỡng giúp phòng ung thư và bệnh tim mạch
- Củ khiến nhiều người cay mắt nhưng lại là “thần dược” hạ đường huyết, làm sạch mạch máu, chống ung thư: Chợ Việt rất sẵn
- 1 loại gia vị là “thần dược” làm sạch ruột, hạ đường huyết, dưỡng xương hiệu quả: Người Nhật cực mê, ở Việt Nam cũng có thể mua
- Loại nước tốt hơn nhân sâm khi uống vào buổi sáng, hạ đường huyết hiệu quả, “thần dược” hạ mỡ máu