9 sai lầm khi sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh bạn nên tránh

Tủ lạnh giúp lưu trữ và bảo quản thực phẩm tươi tốt, nhưng nếu không biết cách sắp xếp thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến độ tươi ngon và gây hại sức khỏe. Hãy tham khảo các sai lầm cần tránh khi xếp thực phẩm vào tủ lạnh qua bài viết sau nhé!

1Không phân chia khu vực

Đa số người dùng có thói quen cho mọi thứ vào tủ lạnh nhưng không có sự sắp xếp hay phân chia khu vực thức ăn cho hợp lý. Việc này làm cho bạn mất thời gian tìm kiếm thực phẩm về sau, đôi khi còn che mất phần quạt khiến thực phẩm không lạnh đều, dễ bị hư.

Bạn hãy phân chia từng khu vực cụ thể cho mỗi nhóm thực phẩm. Ví dụ như sữa, bơ, phô mai thì nên đặt cạnh nhau, rau củ quả có ngăn đựng riêng, các nhóm thực phẩm đã qua chế biến thì nên cho vào hộp đựng thực phẩm chuyên biệt.

Phân chia khu vực đựng thực phẩm trong tủ lạnh

2Đặt thực phẩm mới nhất ở ngoài cùng

Đặt thực phẩm ở ngoài cùng là thói quen phổ biến và thường gặp ở các chị em nội trợ sau khi mua sắm về. Tuy nhiên, đây là việc làm cần phải tránh khi sử dụng tủ lạnh.

Nếu bạn bảo quản đồ mới ở ngoài cùng thì những thức ăn cũ bên trong sẽ bị đẩy sâu hơn vào trong, lâu ngày không sử dụng thực phẩm sẽ hết hạn, làm tủ lạnh có mùi hôi khó chịu.

Cách tốt nhất là bạn hãy bảo quản thức ăn có ngày hết hạn sớm nhất lên phía trước để tránh lãng phí.

Đặt thực phẩm mới nhất ở ngoài cùng

3Chất đống thực phẩm

Tủ lạnh nhà bạn sử dụng có dung tích quá nhỏ, nhưng nhu cầu mua sắm và bảo quản thực phẩm quá nhiều khiến chúng bị chất đống. Khi đó, bạn hãy xem xét thực phẩm nào có thể để bên ngoài và sử dụng liền mà không cần cho vào tủ.

Đồng thời, bạn hãy trang bị thêm vài chiếc giá nhỏ bên trong tủ giúp tối ưu hóa không gian. Bạn cũng không nên mua quá nhiều đồ, chỉ nên mua những thực phẩm cần thiết để tiết kiệm không gian và điện năng.

Tuy nhiên, gia đình bạn có nhu cầu sử dụng tủ lạnh cao và có đông thành viên thì hãy lựa chọn tủ có dung tích lớn để lưu trữ thực phẩm nhiều hơn. Một số kích thước tủ thông dụng như sau:

  • Từ 1 - 3 người: 150 lít.
  • Từ 3 - 5 người: 150 lít đến 300 lít.
  • Từ 5 - 7 người: 301 lít đến 400 lít.
  • Trên 7 người: Trên 401 lít.

Chất đống thực phẩm trong tủ lạnh

4Cất đồ ăn thừa không đúng cách

Bạn nấu quá nhiều đồ ăn hay mua đồ ăn về nhà mà dùng không hết, thì hãy cho vào hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm chuyên dụng và cất vào tủ lạnh. Cách này giúp bạn bảo quản đồ ăn thừa an toàn và không tạo mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, bạn hãy để hộp ở vị trí phía ngoài, không nên đẩy vào sâu bên trong vì lâu ngày bạn có thể quên sử dụng do không nhìn thấy.

Cất đồ ăn thừa không đúng cách

5Bảo quản sữa ở cửa tủ lạnh

Sữa rất dễ bị hư, thiu nếu không được làm lạnh tối ưu. Cánh cửa là nơi có ít hơi lạnh nhất nên khi bảo quản sữa ở cửa tủ lạnh thì sữa rất nhanh hỏng.

Thay vào đó, bạn hãy đặt sữa ở vị trí sâu bên trong để bảo quản hiệu quả trong thời gian dài.

Còn ở vị trí cánh cửa thì bạn có thể cho những thực phẩm đã được xử lý kỹ và khó hỏng hơn như mứt, thạch hoặc nước sốt.

Bảo quản sữa ở cửa tủ lạnh

6Để trứng ở cửa tủ lạnh

Tương tự như sữa, trứng cũng cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Vì thế, bạn không nên để trứng ở cửa tủ lạnh. Bạn hãy đặt trứng ngăn dưới, nơi có nhiệt độ thấp hơn để được bảo quản tối ưu nhất.

Ngoài ra, bạn bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh có thể làm trứng dễ bị rơi vỡ nếu mở cửa tủ quá mạnh tay. Trong quá trình sử dụng, người dùng không nên mở cửa tủ quá nhiều để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.

Bạn hãy đặt trứng ngăn dưới, nơi có nhiệt độ thấp

7Sử dụng ngăn kéo đựng rau củ không đúng cách

Sử dụng ngăn kéo đựng rau củ không đúng cách là thói quen cần tránh khi sử dụng tủ lạnh. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm rau củ nhanh hư hỏng, lãng phí và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Rau củ quả có vỏ mỏng cần được bảo quản ở ngăn có độ ẩm cao, một số công nghệ ngăn rau củ thông minh như: Fresh Safe của Panasonic, Moisture zone của Toshiba, 2 chế độ Fresh Zone của LG,... 

Với một số loại trái cây dễ bị hư hỏng thì bạn hãy bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp. Khi đó, rau củ quả được bảo quản ở mức nhiệt độ và độ ẩm tối ưu giúp đảm bảo được độ tươi ngon, giữ được lâu.

Sử dụng ngăn kéo đựng rau củ không đúng cách

8Đợi thực phẩm nguội mới cho vào tủ lạnh

Nhiều người dùng quan niệm cho rằng phải đợi thực phẩm nguội rồi mới cho vào tủ lạnh để tủ không bị hư hỏng và tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải làm như vậy. 

Khi thức ăn còn ấm nóng bạn đã có thể bảo quản trực tiếp trong tủ lạnh nếu chưa sử dụng đến. Thực phẩm để lâu bên ngoài trong thời gian quá dài có thể vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở, đặc biệt là nhiệt độ từ 40 - 140 độ.

Khi thức ăn còn ấm nóng bạn đã có thể bảo quản trực tiếp trong tủ lạnh

9Để thịt sống ở ngăn trên cùng

Để thịt sống ở ngăn trên cùng là quan điểm sai lầm bạn cần tránh khi sắp xếp thực phẩm. Các loại thịt như gia cầm và thịt sống bạn nên để ở ngăn dưới cùng của tủ để bảo quản được tối ưu hơn.

Bạn hãy đặt thực phẩm có nhiệt độ nấu thấp lên trên cùng và thực phẩm nhiệt độ nấu cao hơn ở dưới. Theo nghiên cứu thịt gia cầm sẽ có nhiệt độ nấu ăn an toàn là 74 độ, hải sản 62 độ. Thế nên, bạn hãy đặt tôm cua phía trên thịt hoặc gia cầm.

Tùy vào từng loại thịt mà bạn có cách bảo quản khác nhau

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm khi sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy để lại bình luận dưới đây để được giải đáp nhé!

Bạn đang xem: 9 sai lầm khi sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh bạn nên tránh

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết