7 lưu ý khi sử dụng bồn ngâm chân
Sử dụng bồn ngâm chân mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ. Tuy nhiên, để ngâm chân đúng cách và muốn đạt hiệu quả cao cần quân tâm những vấn đề được đề cập trong bài viết sau.
Xem nhanh
1Tuân thủ thời gian ngâm
Nên thực hiện ngâm chân ít nhất 1 tiếng sau khi ăn. Bởi vì sau khi ăn, cơ thể sẽ vận chuyển phần lớn máu xuống dạ dày để tập trung cho việc co bóp thức ăn. Nếu ngâm chân lúc này, máu sẽ bị phân tán xuống bàn chân, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đồng thời, bạn cũng không nên ngâm chân quá lâu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Thời gian ngâm chân hợp lí là 15 - 30 phút. Nếu ngâm vào buổi tối thì khoảng 7 giờ là tốt nhất, vì đây là thời gian thận làm việc hiệu quả giúp loại bỏ độc tố.
2Số lần ngâm
Nên tránh sử dụng bồn ngâm chân quá 2 lần 1 ngày. Thông thường, ngâm chân 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, xua tan căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức sau 1 ngày dài, cải thiện tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng.
Tuy nhiên, nếu bạn ngâm chân quá nhiều lần trong ngày, chẳng những khiến da chân bị xộp, mà còn ảnh hưởng không tốt đến hệ mạch máu ở bàn chân cũng như khả năng điều tiết của các tuyến nội tố.
3Nhiệt độ nước ngâm chân
Nhiệt độ nước ngâm chân tốt nhất là từ 38 đến 43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.
Đối với người cao tuổi mắc phải bệnh suy tĩnh mạch thì nhiệt độ nước ngâm chân nên thấp hơn (khoảng 20 độ C) để tránh làm giãn tĩnh mạch, gây nguy hiểm cho cơ thể.
4Mức nước ngâm chân
Khi ngâm chân nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2 cm, bởi vì ở cổ chân có nhiều huyệt đạo, khi đó sẽ giúp kinh mạch lưu thông, cũng như tác động lên toàn cơ thể. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý mực nước nên vừa phải, không ngập đến bắp đùi.
Trong quá trình sử dụng không nên đổ thêm nước, chỉ đổ cố định mực nước ngay ở khâu chuẩn bị. Ngoài ra, bạn nên chọn phòng thoáng mát, tránh gió lùa và chuẩn bị trước khăn tắm khô để lau, đề phòng bị cảm lạnh.
5Cách massage chân trong lúc ngâm chân
Khi sử dụng bồn massage chân chuyên dụng, bạn sẽ không cần phải tự tìm huyệt vị và massage bằng tay nữa. Bồn ngâm chân sẽ có các con lăn massage lớn, bạn chỉ cần di chân theo từng con lăn là được.
Ngoài ra, một số bồn ngâm chân hiện nay còn có thêm đèn hồng ngoại giúp trị bệnh và ngăn chứa dành riêng cho các loại thảo dược hoặc muối, mang lại hiệu quả massage và thư giãn cao hơn so với phương pháp thông thường.
6Công thức pha chế nước ngâm chân
Ngâm chân ngoài công dụng giảm đau mỏi, thải độc, cải thiện miễn dịch, còn có thể khử mùi hôi chân và hồi phục chấn thương hiệu quả. Do đó, để tăng hiệu quả ngâm chân bạn có thể cho thêm chút muối, vài lát gừng hoặc vài giọt tinh dầu. Những tinh chất thiên nhiên này sẽ hỗ trợ loại bỏ độc tố, kích thích tuyến thận hoạt động, đồng thời giúp bàn chân thơm tho, trắng mịn hơn.
Bạn nên tránh sử dụng các dung dịch gây nguy hiểm như axit, chất làm trắng, banking soda… để pha với nước ngâm chân.
7Những ai không nên ngâm chân
Mặc dù ngâm chân sẽ có tác động tích cực đến sức khoẻ cũng như cải thiện một số bệnh lí, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng bồn ngâm chân. Trong đó:
- Phụ nữ đang mang thai, nhất là ba tháng giữa thai kỳ trở đi thì tuyệt đối không được ngâm chân. Vì khi đó thai đã to, ngâm chân có thể gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu khiến máu từ chân về tim kém, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và khiến chân sưng phù.
- Người bị tiểu đường cũng không được ngâm chân. Do bệnh nhân có biến chứng ở bàn chân nếu chỉ số tiểu đường tăng cao, ngâm chân thường xuyên có thể sinh lở loét, hoại tử, khiến bệnh thêm trầm trọng, khó phục hồi.
- Những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch cũng nên cân nhắc liệu pháp ngâm chân.
- Những người cao tuổi mắc bệnh suy tĩnh mạch cũng nên hạn chế ngâm chân gây giãn nở tĩnh mạch, nguy hiểm cho cơ thể.
- Đối với trẻ em, do đang trong độ tuổi phát triển, khi ngâm chân bằng nước nóng, sẽ làm cho dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân. Nghiêm trọng hơn sẽ gây biến dạng cốt sống, nguy hại cho sự phát triển thể chất sau này.
Mong rằng với những lưu ý trên, bạn đã biết cách sử dụng bồn ngâm chân đúng cách, hiệu quả. Hãy nhớ kĩ nhé!
Bạn đang xem: 7 lưu ý khi sử dụng bồn ngâm chân
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 5 cách xử lý nguồn nước bị ô nhiễm sau mùa mưa
- Huyết áp thấp là bao nhiêu? 9 cách phòng ngừa huyết áp thấp hiệu quả
- Ngâm chân nước đá có tác dụng gì? Cách ngâm chân nước đá hiệu quả
- Cách pha nước muối ngâm chân hiệu quả, tốt cho sức khỏe
- Cách vệ sinh bồn ngâm chân hiệu quả, đúng cách
- Mách bạn cách ngâm chân đẹp da, khoẻ hơn mỗi ngày