6 thực phẩm 'vàng' chứa thuốc kháng sinh tự nhiên, nên ăn nhiều để ấm phổi, ngừa nhiễm trùng
Có nhiều thực phẩm được mệnh danh là thuốc kháng sinh tự nhiên, cực tốt cho sức khỏe trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cũng như nâng cao hệ miễn dịch, bổ thận, ấm phổi,...
Thuốc kháng sinh là loại thuốc không còn xa lạ với nhiều người cần điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn và ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa tái phát. Ngoài sử dụng thuốc thì có một số cách nâng cao sức khỏe như tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn lành mạnh, trong đó ưu tiên các thực phẩm chứa thuốc kháng sinh tự nhiên từ các loại gia vị, thảo mộc, rau củ,... thân thiện với miễn dịch và ngũ tạng.
Các thực phẩm là thuốc kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe
Theo Healthline, các thực phẩm kháng sinh tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong bếp bao gồm:
1. Mật ong
Mật ong là một trong những loại thực phẩm chứa thuốc kháng sinh lâu đời nhất đã được chứng minh.
Tác dụng của mật ong là nhờ việc loại
nước ngọt ngào này chứa hydro peroxit có thể giúp mật ong có đặc
tính kháng khuẩn mạnh mẽ cùng hàm lượng đường cao, độ pH thấp (mật
ong có độ pH từ 3,2 đến 4,5, thấp hơn mức pH mà hầu hết vi khuẩn
phát triển) có tác dụng "kéo" độ ẩm ra khỏi vi khuẩn gây bệnh, thúc
đẩy sự mất nước của chúng và loại bỏ chúng và thúc đẩy sự chữa lành
của các mô cơ thể.
Mật ong là một trong những loại thực phẩm chứa thuốc kháng sinh lâu đời nhất đã được chứng minh (Ảnh: ST)
Để sử dụng mật ong như một loại thuốc kháng sinh, bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết thương hoặc vùng bị nhiễm trùng do Staphylococcus aureus (S.aureus còn goin là vi khuẩn tụ cầu vàng), kháng methicillin và Enterococci kháng vancomycin. Hoặc uống nước pha mật ong để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh.
Lưu ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong. Nếu mua mật ong, thì nên chọn nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để chắc chắn đó là mật ong thật và học cách phân biệt với mật ong giả. Bảo quản mật ong cũng cần chú ý, vệ sinh lọ đựng sạch sẽ để mật ong không bị nhiễm khuẩn chéo.
2. Tỏi là kháng sinh tự nhiên phổ biến
Theo nhiều nghiên cứu, chiết xuất tỏi và các dẫn xuất của nó có hiệu quả chống lại các vi khuẩn phổ biến như Salmonella, Eshcerichia coli (E.coli) và Staphylococcus aureus nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng và cải thiện chức năng miễn dịch. Trong đó ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường và cúm.
Ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường và cúm (Ảnh: ST)
Điều này là nhờ tỏi có chứa thuốc kháng sinh tự nhiên là hợp chất có tính kháng khuẩn cao như: allicin, ajoene và allyl sulfide. Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe còn nằm ở việc ngăn ngừa các lão hóa thần kinh, cải thiện sức khỏe của xương, hỗ trợ quản lý cân nặng, bảo vệ gan khỏi tổn thương do ethanol gây ra cũng như kiểm soát cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Lưu ý, tác dụng phụ của tỏi thường bao gồm chứng ợ nóng và đau dạ dày. Do vậy người đang có các bệnh lý về tiêu hóa nên thận trọng khi ăn tỏi.
3. Gừng
Ngoài các công dụng của gừng đối với sức khỏe đã được biết đến như giảm buồn nôn, giảm đau bụng kinh, giảm ho và đau họng thì gừng còn là một thực phẩm chứa thuốc kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ chống lại nhiều loại vi sinh vật như chống lại vi khuẩn gây bệnh nha chu, vi khuẩn E.coli và nhiễm trùng tụ cầu, theo một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Phân tử.
Gừng là gia vị thân quen trong bếp của nhiều gia đình Việt (Ảnh: ST)
Để sử dụng gừng, bạn có thể dễ dàng thêm vào các loại thực phẩm và đồ uống như trà, nước trái cây, kẹo và viên ngậm. Không cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng gừng. Người lớn nên giới hạn gừng ở mức 4 gam mỗi ngày hoặc 1 gam nếu mang thai.
4. Đinh hương
Đinh hương có đặc tính kháng khuẩn - nghĩa là chúng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh chẳng hạn như vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm hay những loại vi khuẩn gây bệnh viêm nướu từ đó giúp tăng cường sức khỏe răng miệng,... Một nghiên cứu năm 2023 trên NCBI cho thấy tinh dầu đinh hương có thể có tác dụng ức chế mạnh đối với vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus gây nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, viêm nội tâm mạc và viêm tủy xương.
Theo Y học cổ truyền, đinh hương còn được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả các nhiễm trùng đường hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy đinh hương có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và chống viêm, có thể hữu ích trong việc điều trị và ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng. Chẳng hạn như dầu đinh hương, đã được chứng minh là có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh thường gây bệnh ở người, chẳng hạn như nấm men Candida và nấm Aspergillus.
Ngoài ra, eugenol, hợp chất hoạt động chính trong đinh hương, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên của virus và làm giảm sự lây nhiễm virus của các virus herpes, chẳng hạn như herpes simplex-1 (HSV-1) và herpes simplex-2 (HSV-2) và cung cấp tác dụng kháng virus chống lại bệnh viêm gan A và cúm A, theo NIH.
5. Cây kinh giới
Y học cổ truyền cho biết, kinh giới có tính ấm, vị cay. Cây kinh giới được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian với nhiều công dụng như hỗ trợ điều trị cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, nôn mửa, sởi, mẩn ngứa, mụn nhọt,... đặc biệt là tác dụng kháng vi khuẩn nổi trội hơn khi được chế biến thành dầu kinh giới.
Theo Very Well Health, tinh dầu kinh giới cay có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên nhờ hợp chất carvacrol - có thể có hiệu quả trong việc chống lại một loại vi khuẩn gây sâu răng là Streptococcus mutans và chữa lành vết loét dạ dày cũng như giảm dấu hiệu viêm trong máu.
Kinh giới có tính ấm, vị cay (Ảnh: ST)
Tinh dầu kinh giới cay cũng được sử dụng như một liệu pháp giảm nhẹ triệu chứng viêm xoang khi khuếch tán trong không khí.
6. Cây diếp cá
Cây diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Công dụng của rau diếp cá thường thấy nhất là trong trị mụn, chữa lành các vết thâm, kích thích tái tạo da nhờ tác dụng của các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như rutin, hyperin và quercetin cùng lượng lớn vitamin C và khoáng chất như magie, kali,... tốt cho hệ miễn dịch.
Cây diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc (Ảnh: ST)
Tuy nhiên do rau diếp cá có tính hàn nên người bị lạnh bụng, tay chân lạnh không nên dùng. Bao nhiêu rau diếp cá mỗi ngày là đủ? Lượng rau diếp cá phù hợp để bổ sung mỗi ngày thích hợp nhất là từ 10 - 12 gam lá diếp cá khô để ủ trà uống, hoặc 20 - 40 gam lá diếp cá tươi ăn trực tiếp hay làm nước ép rau diếp cá.
Lưu ý gì khi sử dụng các thực phẩm là thuốc kháng sinh tự nhiên?
Tùy từng cơ địa mà việc sử dụng các loại gia vị và thực phẩm kể trên có thể có hiệu quả mạnh mẽ ở người này nhưng lại không có hiệu quả với người khác.
Thuốc kháng sinh tự nhiên từ thực phẩm không thể thay thế thuốc kê đơn của bác sĩ, không nên lạm dụng dùng ở liều lượng lớn với mong muốn nâng cao miễn dịch hay phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Trên đây là 6 loại gia vị và thực phẩm là thuốc kháng sinh tự nhiên có thể dễ dàng mua ở chợ hay siêu thị với giá rẻ. Nếu có tiền sử dị ứng, tốt nhất hãy tránh dùng. Trước khi sử dụng bất kỳ một thực phẩm bổ sung nào, đặc biệt khi đang điều trị thuốc theo đơn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe hoặc giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
Bạn đang xem: 6 thực phẩm 'vàng' chứa thuốc kháng sinh tự nhiên, nên ăn nhiều để ấm phổi, ngừa nhiễm trùng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Loại rau nào bổ dưỡng nhất?
- Việt Nam có loại củ cứ ra chợ là thấy, ăn vào vừa trẻ lâu lại sống thọ
- 1 quả sầu riêng bổ bằng 3 con gà nhưng ăn nhiều lại cực hại với những người này
- Uống táo đỏ với gừng có tác dụng gì?
- Chợ Việt có loại thịt là vị thuốc 'đại bổ', giúp bơm máu cực tốt lại ngừa lão hóa
- Người phụ nữ 46 tuổi ở Phú Thọ có 172 viên sỏi trong túi mật, cảnh báo thói quen nhiều phụ nữ Việt hay mắc phải