6 thói quen ai cũng tưởng tốt vì tiết kiệm nhưng lại là 'cầu nối' tới bệnh ung thư
Tiết kiệm là đức tính tốt nhưng nếu tiết kiệm sai cách thì không chỉ gây hại cho bản thân mà còn có thể khiến cả gia đình mắc bệnh tật.
Chúng ta đều biết rằng tiết kiệm là đức tính tốt, tuy nhiên sự tiết kiệm cũng phải đúng lúc, đúng chỗ. Bởi sự tiết kiệm sai lầm có thể khiến chúng ta phải trả giá đắt bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình. Dưới đây là 6 thói quen tiết kiệm ai cũng tưởng tốt nhưng thực chất lại là “cầu nối” tới bệnh tật, đặc biệt là ung thư:
1. Ăn thực phẩm bị nấm mốc, dập nát
Ảnh minh họa
Rau củ quả hay hạt bị mốc, mọc mầm chứa độc tố aflatoxin, một chất gây ung thư cực mạnh, có thể phá hủy tế bào gan và làm tổn thương DNA. Mặc dù nhiều người có thói quen cắt bỏ phần mốc hoặc mầm, nhưng độc tố đã lan rộng trong toàn bộ thực phẩm và không thể loại bỏ bằng cách này. Tiêu thụ thực phẩm bị mốc lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan và dạ dày.
2. Tái sử dụng dầu ăn, dầu ăn
hết hạn vẫn dùng
Tái sử dụng dầu ăn là thói quen phổ biến trong các gia đình, với hy
vọng tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đại học
Illinois (Mỹ), việc đun nóng dầu nhiều lần khiến chất béo trong dầu
bị phân hủy, tạo ra các hợp chất độc hại như polycyclic aromatic
hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs), có khả năng gây
ung thư. Bên cạnh đó, dầu đã qua sử dụng còn mất đi giá trị dinh
dưỡng và chứa nhiều cặn thức ăn cháy, gây hại cho sức khỏe.
3. Thường xuyên ăn đồ thừa để
qua đêm
Việc ăn đồ ăn thừa qua đêm hoặc tích trữ thực phẩm để ăn vào ngày
hôm sau là một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, thực phẩm đã qua đêm,
dù bảo quản trong tủ lạnh, vẫn dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc.
Không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn làm tăng hàm lượng
nitrit, một chất gây ung thư, khi tích tụ lâu dài trong cơ thể.
Thực phẩm thừa cũng dễ chứa vi khuẩn Listeria, có thể gây ngộ độc
và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
4. Lâu không thay đồ dùng nhà bếp
Ảnh minh họa
Các vật dụng nhà bếp như thớt, đũa, nồi chảo, nếu sử dụng lâu dài mà không thay thế, có thể trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Những chất độc như aflatoxin được sinh ra từ các vật dụng này có thể gây ung thư và các bệnh về gan. Đặc biệt, chảo, nồi chống dính bị trầy xước hoặc bong tróc có thể giải phóng các chất độc hại như PFOA, PFOS, gây tổn thương gan, thận và tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, hãy thay thế đồ dùng bếp định kỳ hay bất cứ khi nào bị hư hỏng để bảo vệ sức khỏe.
5. Không sử dụng hoặc tắt máy
hút mùi ngay sau khi nấu
Khói dầu và khói từ thực phẩm chế biến sẵn là nguồn gây ô nhiễm
không khí trong bếp. Các chất độc như benzopyrene và dinitrophenol
được sinh ra khi chiên, rán hay nướng ở nhiệt độ cao, có thể gây
ung thư phổi và các bệnh hô hấp. Việc tắt máy hút mùi ngay sau khi
nấu làm cho các chất độc này không được loại bỏ hết, tiềm ẩn nguy
cơ tổn thương đường hô hấp. Để bảo vệ sức khỏe, nên để máy hút mùi
hoạt động thêm 10-15 phút sau khi nấu xong.
Ảnh minh họa
6. Hộp nhựa quá cũ, ố vàng
vẫn dùng
Hộp nhựa quá cũ, nhất là khi đã bị ố vàng hoặc hư hại, có thể giải
phóng các hóa chất độc hại như bisphenol A (BPA), có nguy cơ gây
rối loạn nội tiết và tăng nguy cơ ung thư. Hơn nữa, việc sử dụng
hộp nhựa lâu năm, đặc biệt khi đựng thực phẩm nóng hoặc cho vào lò
vi sóng, sẽ làm giảm khả năng bảo quản thực phẩm và tạo điều kiện
cho vi khuẩn xâm nhập.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn
Bạn đang xem: 6 thói quen ai cũng tưởng tốt vì tiết kiệm nhưng lại là 'cầu nối' tới bệnh ung thư
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Loại quả 'thu gom' độc tố phòng ngừa ung thư, nhất là cái số 1 ở Việt Nam có đầy
- Loại đồ uống khoái khẩu dịp Tết làm tăng nguy cơ mắc 7 loại ung thư
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu hay quên
- Phát hiện ung thư da từ chấm đen nhỏ như hạt đỗ
- Cháu hiến gan cứu cậu ruột bị ung thư giai đoạn cuối
- Không có bệnh, cô gái bị phòng khám 'dọa' ung thư điều trị hết hàng chục triệu đồng