6 phích cắm sạc ôtô điện phổ biến thế giới, VinFast dùng loại nào?
Trong ngành công nghiệp ôtô điện hiện có nhiều cấp độ sạc và các loại phích cắm sạc khác nhau. Điều này có thể khiến những người mới dùng xe ôtô điện sẽ cảm thấy bối rối.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển đổi từ xe động
cơ xăng, dầu truyền thống sang xe ôtô chạy điện.
Tuy nhiên, có khá nhiều khái niệm và tiêu chuẩn mới mẻ liên quan
đến ôtô điện mà không phải ai cũng hiểu rõ, ví dụ như các loại
phích cắm sạc ôtô điện hoặc cấp độ sạc. Trong bài viết
dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về những điều này để các
bạn không gặp khó khăn trong quá trình làm quen và sử dụng ôtô
điện.
Những thuật ngữ sạc cần biết
Trước khi đi vào tìm hiểu các chuẩn sạc của ôtô điện, các bạn
nên biết một số thuật ngữ liên quan đến sạc. Sự chuyển dịch sang
ôtô điện đồng thời cũng mang đến những thuật ngữ hoặc đơn vị mới mẻ
mà bạn sẽ ít gặp khi dùng xe xăng, dầu truyền thống. Cụ thể như
sau:
- Ampe (A): Đơn vị đo lường dòng điện
- Đầu cắm sạc: Thiết bị gắn với dây sạc để kết nối với xe và
cho phép sạc ôtô điện
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển đổi từ xe động cơ
xăng, dầu truyền thống sang ôtô chạy điện.
|
- Kilowatt (kW): Đơn vị đo thể hiện công suất đầu ra của mô-tơ
điện. Có thể coi đây là đơn vị đo năng lượng mà mô-tơ điện tạo ra
trong một khoảng thời gian. 1 kW sẽ tương đương với 1,34 mã
lực.
- Kilowatt/giờ (kWh): Đơn vị đo điện năng tiêu thụ của cụm pin
trên ôtô điện. 1 kWh tương đương với lượng điện năng sử dụng để giữ
thiết bị 1.000 W hay 1 kW chạy trong 1 giờ.
- Thời gian sử dụng: Phương pháp đo và tính phí dựa trên số
điện mà xe của bạn tiêu thụ khi sạc pin. Thông thường, khi sạc vào
giờ cao điểm, người dùng sẽ bị tính phí nhiều hơn.
- Volt (V): Đơn vị đo điện áp để dòng điện di chuyển trong dây
sạc.
Các cấp độ sạc của ôtô điện
Hiện ôtô điện có 3 cấp độ sạc, được chia dựa trên tốc độ và
công suất. Người dùng ôtô điện nên hiểu rõ về các cấp độ sạc này vì
mỗi cấp độ sẽ có những ưu, nhược điểm riêng.
Cấp độ 1: sạc 120V
Cấp độ 1 (Level 1) là lựa chọn rất phổ biến. Với cấp độ này,
bạn có thể cắm vào bất kỳ bộ sạc gắn tường nào mà không gặp vấn đề
gì.
Ở cấp độ 1, 110-120V là điện áp tối thiểu mà bạn có thể nạp
vào chiếc ôtô điện của mình. Với bộ sạc gắn tường 120V có công suất
1,4 kW, cung cấp dòng điện 12A, mỗi giờ đồng hồ, bạn chỉ có thể
tăng phạm vi hoạt động của xe thêm 3-5 dặm (khoảng 5 - 8 km). Nếu
chiếc ôtô điện của bạn có cụm pin 88 kWh, thời gian sạc sẽ kéo dài
vài ngày chứ không phải vài giờ đồng hồ nữa. Theo tính toán của
trang Electrek, thời gian sạc đầy cụm pin 88 kWh bằng sạc cấp độ 1
là gần 63 tiếng đồng hồ, tương đương gần 3 ngày.
Cấp độ 2: sạc 240V
Sạc cấp độ 2 đương nhiên sẽ nhanh hơn cấp độ 1 vì điện áp tăng
gấp đôi. Loại sạc này thường được tìm thấy ở những trạm sạc công
cộng. Bộ sạc 220-240V cung cấp dòng điện khoảng 40A và các nhà sản
xuất thường khuyên là nên lắp ở nhà hoặc trong gara nếu được. Thợ
điện hoặc các chuyên viên kỹ thuật đều có thể dễ dàng lắp bộ sạc
này tại nhà cho chủ xe.
Các nhà sản xuất thường khuyên người dùng ô tô điện nên
lắp bộ sạc cấp độ 2 ở nhà hoặc gara.
|
Nếu dùng bộ sạc 240V với công suất tối đa khoảng 7,7 kW, bạn
có thể sạc cụm pin 88 kWh nhanh hơn, rơi vào khoảng 11,5 tiếng đồng
hồ.
Cấp độ 3: sạc nhanh DC (điện một chiều) hoặc sạc
Supercharger
Tên gọi của sạc cấp độ 3 có thể thay đổi nhưng quy trình thì
giống nhau. Sạc cấp độ 3 không dùng dòng điện xoay chiều AC như
trên mà lấy điện năng trực tiếp từ lưới điện. Mặc dù đòi hỏi dòng
điện cao hơn (480V và 100A trở lên), công suất đầu ra của sạc cấp
độ 3 cũng rất lớn.
Sạc nhanh DC có thể cung cấp công suất 50-350 kW, thậm chí lên
đến 400 kW ở một số quốc gia châu Âu. Tùy thuộc vào công suất, sạc
cấp độ 3 có thể nạp đầy pin cho chiếc ô tô điện của bạn trong thời
gian từ 20 - 30 phút. Loại sạc này phù hợp với các điểm dừng nghỉ
chân hoặc cửa hàng bán lẻ, nơi bạn không thể đỗ lại quá lâu.
Ví dụ như bộ sạc nhanh DC của Hyundai Ioniq 5 có thể tăng dung
lượng pin từ 20 - 80% trong thời gian chỉ 16 phút. Tất nhiên, không
phải mẫu ô tô điện nào cũng có thể dùng bộ sạc nhanh.
Các loại phích cắm sạc ôtô điện
Với mỗi loại ôtô điện, phích cắm sạc có thể thay đổi. Tuy
nhiên, phích cắm sạc thường được phân chia theo 2 loại sạc là sạc
chậm AC và sạc nhanh D.
Phích cắm sạc SAE J1772
Phích cắm sạc SAE J1772 là tiêu chuẩn chung của ngành công
nghiệp dành cho mọi mẫu ô tô điện dùng bộ sạc cấp độ 1 và 2. Dù là
dây sạc đi kèm theo xe hay sạc cấp độ 2 ở trạm sạc công cộng, phích
cắm sạc SAE J1772 đều có thể kết nối được.
Phích cắm sạc SAE J1772
|
Phích cắm sạc CHAdeMO
Trong 3 loại phích cắm sạc hiện đang được dùng cho ô tô điện,
CHAdeMO là loại đầu tiên ra mắt. Ban đầu, phích cắm sạc CHAdeMO là
tiêu chuẩn của ngành công nghiệp và do 5 hãng xe Nhật Bản cùng nhau
phát triển. Hiện nay, phích cắm sạc CHAdeMO chủ yếu phổ biến ở Nhật
Bản và áp dụng cho mọi mẫu ô tô điện của xứ sở mặt trời mọc. Các
mẫu ô tô điện của thương hiệu Nhật Bản là Toyota, Mitsubishi,
Subaru và Nissan đều dùng phích cắm sạc này.
Phích cắm sạc CHAdeMO
|
Phích cắm sạc CCS
Chẳng bao lâu sau khi CHAdeMO được giới thiệu, phích cắm sạc
thứ hai có tên Combined Charging System (CCS) cũng bắt đầu được
triển khai như phích cắm sạc bổ sung. So với CHAdeMO, phích cắm sạc
CCS có khác biệt lớn nhất là có thể kết nối với cả sạc AC và DC.
Trong khi đó, phích cắm sạc CHAdeMO đòi hỏi phải có thêm dây kết
nối J1772 thì mới cắm được bộ sạc cấp độ 1 hoặc 2.
Phích cắm sạc CCS
|
Phích cắm sạc CCS được các hãng ô tô châu Âu và Mỹ ưa chuộng
hơn như including BMW, Ford, Jaguar, GM, Polestar, Volkswagen,
Tesla và Rivian.
Phích cắm sạc Tesla Supercharger
Ngay từ những ngày đầu tiên, Tesla đã chọn cách làm không
giống ai trong ngành công nghiệp ô tô điện. Phích cắm sạc Tesla
Supercharger cũng không phải là ngoại lệ. Phích cắm sạc này được
dùng cho mọi mẫu xe Tesla ở khu vực Bắc Mỹ. Trong khi đó, ở một số
thị trường nhất định, xe Tesla có thêm bộ chuyển đổi để dùng phích
cắm sạc CHAdeMO và CCS.
Ví dụ, Tesla Model 3 được chế tạo với phích cắm sạc CCS dành
cho thị trường châu Âu. Ngoài ra, những mẫu xe Tesla đời cũ ở châu
Âu còn được lắp thêm bộ chuyển đổi để phù hợp với các loại phích
cắm sạc hiện hành và phích cắm sạc CCS 2. Điều này giúp các chủ xe
Tesla tận dụng được mạng lưới trạm sạc đang ngày càng phát triển ở
nước ngoài.
Phích cắm sạc Tesla Supercharger dành cho châu Âu (bên
trái) và dành cho Bắc Mỹ/Hàn Quốc
|
Phích cắm sạc Type 2 (Mennekes)
Phích cắm sạc IEC 62196-2 Type 2 hay Mennekes là loại chủ yếu
được dùng ở châu Âu. Phích cắm sạc này có 7 chân cắm và phù hợp với
cả dòng điện 1 pha và 3 pha.
Phích cắm sạc Type 2 (Mennekes)
|
Phích cắm sạc GB/T
GB/T là chuẩn sạc dành cho ô tô điện ở thị trường Trung Quốc.
Các mẫu ô tô điện Trung Quốc như BAIC, Chery, Geely, Dongfeng hay
SAIC hiện đều dùng phích cắm sạc GB/T.
Phích cắm sạc GB/T
|
Xe VinFast dùng phích cắm sạc nào?
Theo thông tin do hãng công bố, các trụ sạc nhanh DC của
VinFast hiện cũng đang dùng phích cắm sạc CCS 2. Trong khi
đó, các trụ sạc chậm AC của VinFast đang dùng phích cắm sạc Type 2
(Mennekes).
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: 6 phích cắm sạc ôtô điện phổ biến thế giới, VinFast dùng loại nào?
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết