2 kiểu nấc cụt cảnh báo ung thư, đột quỵ, chấn thương não nguy hiểm
Đôi khi nấc cụt cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Về cơ bản, nấc cụt là 1 dạng co thắt cơ hoành không chủ ý, dấu như một phản ứng sinh lý của cơ thể và thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Nó có thể tự biến mất hoặc chấm dứt bằng các phương pháp như uống nước, nín thở, khóc to…
Thông thường, nấc cụt chủ yếu liên quan tới ăn uống thay vì
bệnh lý nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Nấc cụt có thể có nguyên nhân không phải do bệnh lý có từ trước. Ví dụ như uống quá nhanh, ăn quá nhanh, đồ uống có ga, rượu, hút thuốc hoặc nhai kẹo cao su, bị giật mình hay hoảng sợ quá mức, căng thẳng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nấc cụt cũng là dấu hiệu giúp phát hiện bệnh tật. Nhất là nếu bạn gặp phải 2 kiểu nấc cụt này thì hãy cẩn trọng với bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, chấn thương não:
- Nấc cụt quá thường xuyên, ngày nào cũng bị nấc cụt. Đặc biệt là nếu hiện tượng nấc cụt lặp đi lặp lại vào một hoặc vài thời điểm cố định mỗi ngày.
- Nấc cụt trong thời gian dài 1 tới 2 giờ đồng hồ, khó chấm dứt bằng các phương pháp kể trên.
Một số bệnh ung thư gây ra nấc cụt bất thường
Tiến sĩ Timothy Pfanner, Phó giáo sư y khoa tại Trường Y, Đại học Texas A&M (Mỹ), giải thích: “Bất cứ điều gì khiến dạ dày căng lên đều có thể gây nấc cụt. Những người hút thuốc dễ nấc cụt vì họ liên tục nuốt không khí”.
Vì vậy, nấc cụt thường liên quan tới các bệnh lý về dạ dày. Trong trường hợp nhẹ, thường là vì dạ dày đầy hơi, do ăn nhiều thực phẩm cứng, khó tiêu hoặc cay hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Còn nếu bạn bị nấc cụt giống như 1 trong 2 trường hợp bất thường ở trên, rất có thể là vì đã bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Trang tin y tế News Medical Life Science cho hay: “Có rất nhiều loại ung thư liên quan đến nấc cụt, bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, tuyến tụy, một số khối u não, các khối u của trung thất và ung thư phổi. Ở những bệnh này, nấc cụt xảy ra khi các dây thần kinh ở cơ hoành bị kích thích”.
Nếu xem nhẹ những cơn nấc cụt bất thường, có thể bạn sẽ hối hận
vì bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư (Ảnh minh họa)
Quá trình phát triển và xâm lấn của một số loại ung thư cũng có thể dẫn đến hiện nấc liên tục. Ví dụ như ở bệnh nhân ung thư gan, khối u khiến gan to ra, chèn ép và kích thích cơ hoành gây co thắt cơ hoành, vốn là căn nguyên của nấc cụt.
Nấc cụt bất thường có thể cảnh báo đột quỵ
Đối với đột quỵ, sự gián đoạn đường dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến nấc cụt. Não của bệnh nhân có khối u não cũng thường xảy ra những gián đoạn này.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Tiến sĩ thần kinh học Diana L. Greene-Chandos thuộc Bệnh viện Đại học New Mexico (Mỹ) đã phát hiện 10% trong số 1000 bệnh nhân đột quỵ tham gia có triệu chứng bệnh là nấc cụt. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là tìm kiếm các dấu hiệu khác để xác định xem đó có phải là đột quỵ hay không.
Các triệu chứng chính của đột quỵ có thể là tê liệt, mờ mắt hoặc nhầm lẫn đột ngột. Hơn nữa, Tiến sĩ Greene-Chandos giải thích rằng nấc cụt do đột quỵ có thể là cơn nấc cụt với đặc điểm "đau, dai dẳng không ngừng và nghiêm trọng - xảy ra đột ngột".
Nghiên cứu cũng cho thấy nấc cụt dai dẳng thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ là nữ hơn nam. Đối với người cao tuổi mắc các bệnh cơ bản như tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch... nếu bị nấc nhiều lần, kèm theo các triệu chứng như cử động chân tay bất tiện, nói lắp, thậm chí lú lẫn thì khả năng đột quỵ xảy ra rất cao, cần chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nấc cụt xảy ra do chấn thương não và một số bệnh khác
Bên cạnh khối u não, các tổn thương về não và rối loạn thần kinh cũng có thể gây nấc cụt bất thưởng. Các dây thần kinh sọ não bị kích thích bởi khối u hoặc chấn thương, theo phản xạ gây co thắt dây thần kinh cơ hoành và còn gây ra những cơn nấc khó chữa. Các bệnh thường gây nấc cụt kéo dài do tổn thương thần kinh liên quan gồm: bệnh đa xơ cứng, viêm màng não, viêm não, khối u, chấn thương sọ não…
Nấc cụt kéo dài 1 - 2 giờ đồng hồ rất có thể là dấu hiệu cơn
đột quỵ sắp tới (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, nấc cụt có thể là biểu hiện của các bệnh đang tiến triển bên trong cơ thể như xơ gan (sẹo màng trong gan), hay suy gan nhưng thường chúng sẽ xảy ra cùng với các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn nôn, phù chân và bụng. Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh thận mạn tính và bắt đầu bị nấc thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang kém hơn. Các bệnh chuyển hóa như viêm phổi, hen phế quản, nghiện rượu, bệnh gút và nhiễm trùng huyết cũng có thể gây ra những cơn nấc khó chữa.
Vì vậy, nếu bạn bị nấc cụt bất thường, nhất là 2 trường hợp kể trên thì hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Nguồn và ảnh: Kknews, UK Express, News Medical Life Science
Bạn đang xem: 2 kiểu nấc cụt cảnh báo ung thư, đột quỵ, chấn thương não nguy hiểm
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bé 9 tuổi bị liệt nửa người sau khi vỡ mạch máu não
- Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu ban đầu ung thư máu thường bị nhiều người bỏ qua
- Bí quyết 5 chữ T giúp cụ bà vui khỏe dù mắc ung thư
- Loại chất có trong nhiều thực phẩm quen thuộc làm đẹp da và tóc, chị em muốn trẻ lâu nên dùng thường xuyên
- 1 dấu hiệu ung thư da đầu rất giống với gàu, chủ quan bỏ qua dễ khiến bệnh nặng khó chữa
- Ung thư ruột giai đoạn đầu thường có 3 tín hiệu dễ nhầm lẫn