12 cách bảo mật tăng cường cho thiết bị Android cực hay bạn nên biết
Điện thoại giúp người dùng lưu trữ thông tin, dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng. Bởi vậy, việc đảm bảo an toàn cho chiếc smartphone của mình cũng được mọi người quan tâm hơn cả. Hãy cùng điểm qua 12 cách bảo mật tăng cường cho thiết bị Android cực hay nhé!
Điện thoại giúp người dùng lưu trữ thông tin, dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng. Bởi vậy, việc đảm bảo an toàn cho chiếc smartphone của mình cũng được mọi người quan tâm hơn cả. Hãy cùng điểm qua 12 cách bảo mật tăng cường cho thiết bị Android cực hay nhé!
Xem nhanh
- Đặt mật khẩu điện thoại
- Đặt mật khẩu cho các ứng dụng nhạy cảm
- Mã hóa điện thoại
- Quản lý quyền truy cập ứng dụng
- Kích hoạt Google Find My Device
- Kích hoạt Google Play Protect
- Kích hoạt Lockdown mode
- Không truy cập và cài đặt các ứng dụng không đáng tin cậy
- Hạn chế sử dụng WiFi "chùa"
- Kích hoạt xác thực 2 bước
- Cập nhật hệ điều hành mới nhất
- Sao lưu dữ liệu điện thoại thường xuyên
1Đặt mật khẩu điện thoại
Đặt mật khẩu cho điện thoại là một trong những phương pháp cơ bản nhất mà người dùng smartphone thường hay cài đặt để bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân trong máy.
Hầu hết, các dòng điện thoại thông minh hiện nay đều được nhà sản xuất hỗ trợ tính năng đặt mật khẩu cho màn hình khóa như: Mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt, mở khóa bằng vân tay, mở khóa bằng mật mã,...
2Đặt mật khẩu cho các ứng dụng nhạy cảm
Đôi khi bạn cần phải cho người thân, bạn bè,... mượn điện thoại. Vì thế, để hạn chế những thông tin, dữ liệu quan trọng bị xâm nhập, bạn nên cài đặt mật khẩu cho các ứng dụng nhạy cảm để đảm bảo an toàn.
Cách thực hiện: Truy cập Cài đặt > Chọn Khóa ứng dụng > Chọn ứng dụng bạn cần khóa > Kéo thanh trượt sang phải để khóa.
3Mã hóa điện thoại
Các thông tin, dữ liệu được lưu trữ trong máy sẽ được đảm bảo an toàn hơn khi bạn mã hóa điện thoại.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vào Cài đặt > Chọn Cài đặt bổ sung > Chọn An toàn và bảo mật.
Bước 2: Chọn Mã hóa điện thoại > Điện thoại của bạn đã mã hóa thành công.
4Quản lý quyền truy cập ứng dụng
Các ứng dụng trong điện thoại đều yêu cầu quyền truy cập khi sử dụng như: Khi dùng camera, micro, truy cập danh bạ, vị trí, thư viện hình ảnh… Tuy nhiên bạn có thể cấp quyền hoặc thu hồi lại bất cứ khi nào.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vào Cài Đặt > Chọn Quản lý ứng dụng > Chọn Danh sách ứng dụng.
Bước 2: Chọn ứng dụng bạn muốn cấp quyền > Chọn Các quyền truy cập của ứng dụng.
Bước 3: Chọn các quyền được phép hoặc không được phép > Nhấn chọn vào quyền bạn mong muốn.
5Kích hoạt Google Find My Device
Google Find My Device là ứng dụng có thể giúp người dùng định vị tìm lại điện thoại Android khi gặp sự cố mất máy.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vào cửa hàng Google Play > Tải ứng dụng Google Find My Device.
Bước 2: Sau khi tải xong vào Cài đặt > tìm Tìm thiết bị > Kéo thanh trượt sang phải để kích hoạt.
Bước 3: Vào lại Find My Device để kiểm tra xem đã định vị được chưa.
6Kích hoạt Google Play Protect
Google Play Protect là trình quét malware được nhà sản xuất tích hợp trên Android. Nó đã được kích hoạt mặc định và sẽ quét các app trên điện thoại, các app cài từ Play Store và kể cả các app cài bằng file APK ngoài.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vào Cài đặt > Chọn Bảo mật > Chọn Google Play Protect.
Bước 2: Nhấn Quét để Play Protect quét các app trên máy và xem các app đã được quét.
7Kích hoạt Lockdown mode
Đây là tính năng được tích hợp trên điện thoại có hệ điều hành Android 9. Nó cho phép người dùng nhanh chóng giấu hết các thông báo trên màn hình khoá, vô hiệu hoá vân tay, nhận diện khuôn mặt,... nói chung nó sẽ khóa cứng máy lại khi kích hoạt Lockdown mode.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vào Cài đặt > Tìm Lock screen display > Kích hoạt Show lockdown option bằng cách kéo thanh trượt sang phải.
Bước 2: Để bật ta nhấn nút nguồn > Chọn Lockdown trong Power menu. Lúc này máy sẽ bị khoá lại, để mở khóa thì ta cần nhập mã PIN hoặc password chứ không thể dùng phương pháp nào khác được.
8 Không truy cập và cài đặt các ứng dụng không đáng tin cậy
Khi bạn nhận thấy các ứng dụng không đáng tin cậy, các đường link lạ hoặc đơn giản là các quảng cáo xuất hiện trên điện thoại. Bạn nên xem xét thật kỹ và thật cẩn thận khi truy cập và cài đặt chúng, vì rất có thiết bị sẽ bị virus xâm nhập.
9Hạn chế sử dụng WiFi "chùa"
Có những trường hợp bạn đã sử dụng hết dữ liệu di động, vị trí không có Wifi tin cậy, bất đắc dĩ khiến bạn phải dùng WiFi chùa như ở quán cafe, công viên,... Điều này sẽ khiến cho thiết bị của bạn có nguy cơ bị đánh cắp thông tin một cách dễ dàng.
10Kích hoạt xác thực 2 bước
Ngoài việc dùng các tính năng bảo mật cơ bản được tích hợp trên điện thoại như mật khẩu, mã PIN,... thì bạn nên kích hoạt xác thực 2 bước để tăng cường bảo mật cho thiết bị.
Bạn nên bật tính năng xác minh 2 bước trên các tài khoản mạng xã hội để hạn chế người khác vô tình hay cố ý mở nhầm Email, Facebook hay những tài khoản trực tuyến quan trọng khác. Nếu người khác muốn truy cập thì phải có sự xác nhận của bạn thì mới truy cập vào được.
11Cập nhật hệ điều hành mới nhất
Hầu hết các hệ điều hành hiện nay đều gặp sự cố trong bảo mật. Để cải thiện rủi ro đó, các nhà sản xuất sẽ thường xuyên cung cấp cho người dùng hệ điều hành mới nhất để khắc phục lỗi đó.
Bạn nên thường xuyên kiểm và cập nhật hệ điều hành mới nhất cho thiết bị để, nhằm đảm bảo an toàn cho điện thoại của bạn nhé!
Cách thực hiện: Vào Cài đặt > Chọn Cập nhật phần mềm > Bấm Cập nhật phiên bản mới nhất.
12Sao lưu dữ liệu điện thoại thường xuyên
Sao lưu lại tất cả các dữ liệu trên điện thoại thường xuyên để phòng hề các trường hợp xấu nhất, sự cố bất ngờ xảy ra.
Chẳng hạn, điện thoại của bạn vô tình bị nhiễm virus, bạn cần phải xóa hết tất cả dữ liệu thì việc sao lưu sẽ khiến những dữ liệu đó không mất đi mà vẫn còn ở nơi khác.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vào mục Bộ nhớ > Chọn Sao lưu và đặt lại.
Bước 2: Nếu bạn muốn tự động sao lưu từ Google thực hiện theo các bước tiếp theo:
- Gạt nút sang phải ở mục Sao lưu dữ liệu của tôi.
- Chọn tài khoản Google mà bạn muốn sao lưu.
- Gạt nút sang phải để chọn tự động khôi phục dữ liệu khi bạn cài đặt lại ứng dụng.
Trên đây là 12 cách bảo mật tăng cường cho thiết bị Android cực hay bạn nên biết. Chúc các bạn thành công.
Bạn đang xem: 12 cách bảo mật tăng cường cho thiết bị Android cực hay bạn nên biết
Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính
Các bài liên quan
- Hướng dẫn cách khắc phục lỗi màn hình điện thoại bị bóng mờ đơn giản
- Hướng dẫn kết nối điện thoại Android và iPhone với tivi Box qua Wi-Fi cực chi tiết
- Hướng dẫn khôi phục lại giao diện ban đầu trên điện thoại Android
- Tìm hiểu nguyên nhân camera điện thoại bị mờ và cách xử lý khi gặp phải
- Hướng dẫn kết nối loa Bluetooth với điện thoại Android, iPhone đơn giản
- 5 ứng dụng giúp bảo vệ mắt cho con bạn khi dùng điện thoại Android