10 dấu hiệu cảnh báo ung thư ở phụ nữ
Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư là rất quan trọng, vì chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp cứu sống người bệnh…
Mặc dù các triệu chứng được đề cập dưới đây có thể do các tình trạng lành tính (không phải ung thư) gây ra, nhưng tốt nhất bạn nên đi khám nếu gặp phải các triệu chứng này.
1. Đau bụng dưới kéo dài có thể cảnh báo ung thư
Đau bụng dưới có thể cảnh báo ung thư cổ tử cung.
Đau bụng dưới là hiện tượng bình thường khi gần đến kỳ kinh nguyệt, nhưng nếu tình trạng đau kéo dài, hãy đi khám.
Đau bụng dưới (giữa hai bên hông - đau vùng chậu) thường gặp đối với buồng trứng và nội mạc tử cung, nhưng cũng có thể gặp ở những bệnh ung thư như: Ung thư cổ tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo…
2. Đầy hơi liên tục
Đầy hơi cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám.
Đầy hơi, chướng bụng cũng là một dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Rất nhiều yếu tố có thể khiến bụng bị đầy hơi, vì vậy đây là một triệu chứng dễ bị bỏ qua.
Hãy đi khám nếu tình trạng đầy hơi liên tục, cảm giác căng tức…
3. Đau thắt lưng
Đau thắt lưng.
Đau thắt lưng (đau lưng dưới) rất hiếm khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư cột sống, đại trực tràng hoặc ung thư buồng trứng.
Nếu đau thắt lưng không biến mất, không rõ nguyên nhân, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
4. Chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo bất thường là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư cổ tử cung. Kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu giữa các kỳ kinh, chảy máu trong và sau khi quan hệ tình dục… là những lý do cần được chăm sóc y tế.
Tình trạng chảy máu này có liên quan đến ung thư: Cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo…
5. Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm
Sốt kéo dài cảnh báo nguy cơ ung thư hạch
Nếu cơn sốt kéo dài hơn bảy ngày liên tục, hãy đi khám. Sốt dai dẳng hoặc đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
Đổ mồ hôi ban đêm được định nghĩa là đổ mồ hôi nhiều trong khi ngủ. Chúng nghiêm trọng đến mức bạn phải thay đồ ngủ hoặc ga trải giường. Mặc dù chúng có thể được gây ra bởi các tình trạng lành tính, nhưng nếu xảy ra cũng nên đi khám.
6. Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Thay đổi thói quen đại tiện là dấu hiệu bạn cần đi
khám.
Thói quen đại tiện có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong số này, hãy để ý và đi khám:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Máu trong phân
- Chảy máu trực tràng
- Thay đổi về tần suất bạn đi tiêu…
Những triệu chứng này có thể do thức ăn, đặc biệt ở những người có vấn đề tiêu hóa sữa, hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm ruột, viêm loét đại tràng…
Tuy nhiên, các thay đổi này cũng có khả năng liên quan đến ung thư phụ khoa như ung thư âm đạo, buồng trứng hoặc ruột kết.
7. Thay đổi trọng lượng
Cân nặng có thể tăng hay giảm. Tuy nhiên, nếu bạn giảm từ 4,5 kg trở lên mà không cần phải cố gắng, hãy đi khám.
Giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của các loại ung thư như: Buồng trứng, đại trực tràng, tuyến tụy, dạ dày thực quản, phổi, thận…
Tăng cân cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
8. Thay đổi ở âm hộ
Bạn nên thường xuyên quan sát âm hộ và âm đạo của mình và hãy cảnh giác với các triệu chứng như:
- Vết loét, mụn nước hoặc cục u trên âm hộ
- Mụn rộp
- Màu da thay đổi
- Thay đổi da trông giống như phát ban hoặc mụn cóc
- Ngứa hoặc rát
- Chảy máu ở âm hộ không biến mất
9. Thay đổi vú bất thường
Hãy cảnh giác với những bất thường ở vú.
Những thay đổi ở vú có thể chỉ ra ung thư vú. Nó phổ biến nhất ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Các dấu hiệu và triệu chứng cần theo dõi trong quá trình tự kiểm tra vú hàng tháng của bạn bao gồm:
U cục (đặc biệt là cục cứng)
Các u cục không di chuyển dễ dàng hoặc biến mất khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi
Thay đổi da (đỏ, sưng, khô, dày, nổi mẩn ngứa)
Tiết dịch núm vú (khi không mang thai hoặc cho con bú)
Núm vú tụt vào trong
Sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc gần xương đòn
Đau vú không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (đây là triệu chứng cực kỳ hiếm gặp).
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên đây, hãy đi khám.
10. Mệt mỏi
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khi ung thư tiến triển
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khi ung thư tiến triển, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của ung thư.
Nếu sự mệt mỏi khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, thì tốt nhất bạn nên đi khám.
Bạn đang xem: 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư ở phụ nữ
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bác sĩ 37 tuổi phát hiện ung thư đại tràng giai đoạn 4 nhờ 1 dấu hiệu 'lạ kỳ'
- Phát hiện ung thư từ dấu hiệu lạ ở bàn tay
- Thực hư chuyện ăn đậu phụ gây ung thư
- Uống nước sắc lá, hoa đu đủ đực có trị được ung thư?
- Thói quen tưởng vô hại mỗi tối có thể khiến bạn dễ ung thư, đau tim
- Bác sĩ chuyên khoa giải đáp 'cường giáp có thể trở thành ung thư không?' và dấu hiệu bệnh mọi người nên biết