1 sai lầm khi uống nước tía tô có thể gây bệnh cao huyết áp, tổn hại hệ tim mạch
Các tác dụng của nước tía tô đã được chứng minh bằng khoa học hiện đại lẫn y học cổ truyền, tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải ghi nhớ một vài lưu ý khi uống hàng ngày.
Thưởng thức một ly nước tía tô giữa ngày hè nóng bức quả là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng. Nước tía tô ngoài làm mát cơ thể, còn mang lại vô vàn tác dụng đối với sức khỏe.
- Nước tía tô là loại nước rất tốt để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ và thậm chí cả ung thư.
- Lá tía tô không có tác dụng điều trị hoàn toàn bệnh hen suyễn, nhưng chúng giúp phòng ngừa tình trạng dị ứng, viêm và quá trình oxy hóa ở bệnh nhân, từ đó góp phần kiểm soát các triệu chứng phụ như ho, đờm, khó thở.
- Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, do đó cải thiện tiêu hóa và giảm tác động của chứng khó tiêu.
- Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là một axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân.
- Lá tía tô có chứa nhiều chất Luteolin - giúp làm giảm nguy cơ sâu răng.
- Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), cho biết: Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm, là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi.
Theo vị lương y, uống nước lá tía tô mỗi ngày có tác dụng trong việc làm đẹp da, xóa mờ nám, dưỡng trắng da do tía tô có chứa nguồn khoáng chất phong phú, có thể ngăn ngừa sự hình thành của melamin.
Hơn nữa, thói quen uống nước lá tía tô mỗi ngày còn thúc đẩy giảm cân hiệu quả do tía tô chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein thực vật... giúp thúc đẩy chức năng dạ dày, kích thích trao đổi chất.
Một số bài thuốc từ lá tía tô:
- Chữa cảm lạnh: 3 lát gừng, 1 vỏ quả quýt cạo rửa sạch, 1 nắm lá tía tô tươi. Cho vào nồi nước, đun sôi, uống nóng và đắp chăn ấm.
- Giải cảm: 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng. Thái nhỏ các nguyên liệu rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa. Trộn đều ăn nóng.
- Trị đau bụng, đầy hơi: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Các tác dụng của nước tía tô đã được chứng minh bằng khoa học hiện đại lẫn y học cổ truyền, tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải ghi nhớ một vài lưu ý khi uống chúng hàng ngày.
Dưới đây là một số lưu ý của lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng.
Hỏi: Có thể tiêu thụ nước tía tô thay nước lọc không?
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng: Nước tía tô rất tốt nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể lạm dụng chúng, hay uống chúng thay cho nước lọc. Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài là sai lầm nguy hiểm mà không ít người mắc phải.
Sai lầm này có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp, hệ tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô trong một ngày, chia nhỏ từng lần uống.
Hỏi: Đối tượng nào không nên uống nước tía tô, thưa ông?
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng: Phụ nữ mang thai không nên uống nước lá tía tô vì dùng thường xuyên và quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không để lại biến chứng nguy hiểm.
Hỏi: Đâu là cách đun lá tía tô tốt nhất, giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng?
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng: Các bạn có thể ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó đun sôi nước rồi cho lá tía tô vào. Sau 2 phút tắt bếp, để nguội. Cuối cùng cho thêm 3 lát chanh vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.
Hỏi: Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô là khi nào?
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng: Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô chính là trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút. Như vậy sẽ giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời thúc đẩy giảm mỡ và giảm cân.
Bạn đang xem: 1 sai lầm khi uống nước tía tô có thể gây bệnh cao huyết áp, tổn hại hệ tim mạch
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Lá tía tô và lá kinh giới có tác dụng gì?
- 3 cách dùng lá tía tô giúp chị em đẹp từ trong ra ngoài
- Ai không nên uống nước lá tía tô?
- 3 thực phẩm không mặn nhưng chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ huyết áp cao
- 5 loại quả được mệnh danh là 'thuốc hạ huyết áp' tự nhiên lại giàu dinh dưỡng cho cơ thể
- Những thói quen xấu gây tổn hại đến tim mạch