Vào 'điểm nóng' đang điều trị hàng trăm trẻ mắc tay chân miệng ở TPHCM
Bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam đang gia tăng nhanh, trong số 150 trẻ mắc bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 có 8 bệnh nhi ở mức độ nặng và nguy kịch đang phải thở máy.
Sau 2 ngày sốt cao khó hạ, bé V.H (4 tuổi, ngụ tại Quận 4
TPHCM) được gia đình đưa đến Bệnh viện nhi Đồng 1 thăm khám. Các
kết quả kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc
bệnh tay chân miệng độ 2B có nguy cơ trở nặng nên phải nhập viện
điều trị. Chị V.T.T (mẹ bệnh nhi) cho biết: “Gần nhà cũng có một số
trẻ mắc bệnh nên khi con có biểu hiện sốt cao kèm nổi bóng nước ở
bàn tay, bàn chân tôi đã nghĩ ngay đến bệnh tay chân miệng. Tôi
không ngờ bệnh diễn tiến nhanh khiến bé trở nặng phải nhập viện.
Sau 3 ngày được điều trị, sức khỏe của bé đã tạm ổn”.
Từ cuối tháng 4/2023 đến nay, bệnh tay chân miệng đang gia tăng
nhanh tại khu vực các tỉnh phía Nam. TPHCM là một trong những địa
phương đông dân nhất cả nước nên số lượng trẻ mắc bệnh mỗi tuần
đang ghi nhận ở mức rất cao. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh
tật TPHCM cho biết, tính riêng trong tuần 28, trên địa bàn thành
phố đã ghi nhận gần 2.200 trẻ mắc tay chân miệng.
Số trẻ mắc bệnh trên địa bàn TPHCM tăng cao, bên cạnh đó nhiều
bệnh nhi mắc tay chân miệng từ các tỉnh chuyển đến thành phố điều
trị đang gây áp lực rất lớn cho khoa Nhiễm của các bệnh viện. Tại
khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong ngày 25/7 đang
điều trị nội trú cho 150 trẻ.
Trao đổi với phóng viên, BS Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm –
Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Trong số 150 bệnh nhi
mắc tay chân miệng đang điều trị tại khoa thì có khoảng 30 ca ở độ
nặng, 8 ca rất nặng đang phải thở máy. Bệnh bắt đầu tăng nhanh từ
đầu tháng 6, đến nay số trẻ tại TPHCM và các tỉnh phải nhập viện
điều trị càng lúc càng tăng”.
Trước tình hình bệnh tăng cao, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã triển
khai nhiều phương án ứng phó. Hiện nay, bệnh viện đã tăng cường
thêm một tầng lầu với quy mô 150 giường bệnh để đáp ứng điều trị
các loại bệnh truyền nhiễm nói chung như viêm màng não, nhiễm
trùng, sởi… và giảm áp lực quá tải đối với bệnh tay chân miệng.
Tổng số giường bệnh dành cho chuyên khoa Nhiễm tại Bệnh viện Nhi
Đồng 1 đã tăng lên hơn 300 giường để phục vụ bệnh nhân.
Theo dự báo của ngành y tế, bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục
tăng cao trong thời gian tới. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ
dưới 5 tuổi. Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho trẻ, phụ huynh và nhà
trường cần tăng cường dinh dưỡng, chủ động vệ sinh nhà cửa, sát
khuẩn định kỳ đồ chơi và khu vực trẻ vui chơi.
Những trẻ có biểu hiện bệnh phụ huynh cần đưa đến bệnh viện để
được thăm khám, điều trị. Trẻ đã được chẩn đoán mắc tay chân miệng
hoặc chưa được chẩn đoán xác định nếu có biểu hiện sốt cao khó hạ,
tay chân hoặc vùng miệng nổi bóng nước, giật mình chới với khi ngủ,
lơ mơ, đi đứng loạng choạng… phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến
bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, một số loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng
đang rơi vào tình trạng khan hiếm hoặc đứt hàng được các chuyên gia
y tế nhận định là nguyên nhân khiến nhiều trẻ trở nặng do không
được điều trị kịp thời.
Được biết, ngành y tế TPHCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế chủ
động cung ứng các loại thuốc như immunoglobulin; Phenobarbital
trong điều trị bệnh tay chân miệng, tuy nhiên đến nay các loại
thuốc trên vẫn chưa được cung ứng khiến bệnh viện đối mặt với nguy
cơ gián đoạn thuốc điều trị nếu bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn
biến phức tạp.
Bạn đang xem: Vào 'điểm nóng' đang điều trị hàng trăm trẻ mắc tay chân miệng ở TPHCM
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tay chân miệng tại Hà Nội vào đỉnh dịch: Triệu chứng nguy hiểm nhất
- Virus tay chân miệng B5 ở Việt Nam khác biệt so với toàn cầu
- Thiếu thuốc điều trị tay chân miệng tại các bệnh viện phía Nam, Bộ Y tế nói gì?
- 23 ca tử vong do tay chân miệng tại khu vực phía Nam
- 1 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng tử vong
- Chủng virus nguy hiểm gây bệnh tay chân miệng