Tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh gặp phải tình trạng bị đóng tuyết bên trong. Nguyên nhân của việc này là từ đâu? Dùng tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh gặp phải tình trạng bị đóng tuyết bên trong. Nguyên nhân của việc này là từ đâu? Dùng tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

1Đặc điểm của tủ lạnh bị đóng tuyết

Hiện tượng đóng tuyết ở tủ lạnh thường xuất hiện các loại tủ lạnh đóng tuyết (còn gọi là tủ lạnh Coil) với đặc điểm là tủ có thiết kế nhỏ gọn, với dung tích từ dưới 160 lít.

Tủ lạnh loại này không có quạtchế độ tự xả đá, vì vậy mỗi khi xả đá, bạn phải tắt nguồn điện và đợi đá tan mới vệ sinh tủ.

Đặc điểm của tủ lạnh bị đóng tuyết

Thêm vào đó, tủ không có dây nhiệt làm nóng, đây cũng chính là nguyên nhân khiến tủ lạnh gặp phải tình trạng đóng tuyết. Tủ lạnh đóng tuyết thường có cấu tạo rất đơn giản có dàn lạnh nằm bên ngoài và không có quạt như các loại tủ khác. Cấu tạo gồm:

  • Compressor (dàn nóng): Giải nhiệt cho gas làm lạnh khi bị nén ở áp lực cao.
  • Thermostat: Ngắt mạch cho giàn nóng khi tủ lạnh đạt được độ lạnh thích hợp.

Tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá tạo ra sự cản trở lưu thông của hơi lạnh, bị ứ đọng, không thổi ra ngoài được để làm đá, mà còn làm cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát, khiến cho ngăn mát không làm lạnh được để bảo quản thực phẩm.

Tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá tạo ra sự cản trở lưu thông của hơi lạnh, bị ứ đọng, không thổi ra ngoài

2Nguyên nhân làm tủ lạnh đóng tuyết

Sò lạnh hoặc âm tủ lạnh không thông mạch

Sò lạnh (rơ le xả tuyết) là bộ phận nằm sâu bên trong ngăn đá của tủ lạnh, được kẹp vào dàn lạnh. Chức năng chính là đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh, giúp thanh điện trở hoạt động tốt hơn, tránh trường hợp thanh điện trở đốt nóng dàn lạnh không cần thiết.

Nếu sò lạnh hoặc âm tủ không thông mạch sẽ khiến thanh điện trở không thể hoạt động bình thường từ đó khiến tủ lạnh bị đóng tuyết.

Sò lạnh hoặc âm tủ lạnh không thông mạch

Cầu chì nhiệt bị đứt

Cầu chì nhiệt có chức năng là ngăn bộ phận xả đá hoạt động quá lâu và làm nóng tủ lạnh có thể gây ra hỏng hóc không mong muốn. Vì vậy, khi cầu chì bị đứt, bộ phận xả đá cũng sẽ ngưng hoạt động ngay lập tức từ đó mà tủ lạnh bị đóng tuyết.

Cầu chì nhiệt bị đứt

Do rơ-le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá

Rơ le xả (lắp đặt bên trong ngăn bảo quản rau củ quả) có chức năng chính là chuyển mạch ngắt Compressor (dàn nóng) sang chế độ xả đá. Do đó, nếu thiết bị này bị hư hỏng sẽ làm cho rau củ quả bên dưới bị hư do tủ lạnh không đủ hơi lạnh để bảo quản.

Do rơ-le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá

Do đứt điện trở gia nhiệt

Bộ phận điện trở gia nhiệt có chức năng điều khiển và ổn định điện năng khi quá tải. Vì vậy, khi điện trở gia nhiệt bị đứt sẽ không kiểm soát được lượng điện năng tiêu thụ, khiến tủ hoạt động không ổn định và đóng tuyết.

Do đứt điện trở gia nhiệt

3Tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?

Tủ lạnh bị đóng tuyết không những gây cản trở hoạt động làm lạnh của tủ mà còn chiếm diện tích bên trong tủ. Khi sử dụng tủ lạnh bị đóng tuyết sẽ rất lãng phí điện năng.

Tủ bị đóng tuyết làm hơi lạnh bị ứ đọng không thể lưu thông để làm lạnh, mà còn cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát. Và khi đóng quá nhiều lớp tuyết thì động cơ làm lạnh bên trong phải vận hành công suất tối đa, khiến tiêu tốn năng lượng hơn gấp 2 lần so với bình thường.

Tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?

4Cách xử lý khi tủ lạnh đóng tuyết bất thường

Bước 1: Bạn nên tắt tất cả nguồn điện cho tủ lạnh để tránh làm tốn thêm điện năng và đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm tra và xử lý.

Bước 1: Bạn nên tắt tất cả nguồn điện cho tủ lạnh để tránh làm tốn thêm điện năng

Bước 2: Lấy tất cả thực phẩm có trong tủ ra ngoài.

Bước 2: Lấy tất cả thực phẩm có trong tủ ra ngoài.

Bước 3: Bạn cần tháo lấy các khay đựng đá và ngăn đựng thức ăn ra ngoài, chú ý các các điểm giữa chốt các khay với tủ.

Bước 3: Bạn cần tháo lấy các khay đựng đá và ngăn đựng thức ăn ra ngoài

Bước 4: Do đã ngắt nguồn điện và mở cửa tủ, nên tuyết bên trong tủ sẽ nhanh chóng bị tan ra. Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm vệ sinh tủ sau khi đá tan. Sau đó, lau lại một lần cho thật sạch bằng khăn khô và lắp đặt các khay tủ tất cả về vị trí ban đầu.

Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm vệ sinh tủ sau khi đá tan.

Với các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tủ lạnh đóng tuyết được chia sẻ với bạn bên trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi gặp phải. Nếu có thắc mắc hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!

Bạn đang xem: Tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết