Tự chế máy hút ẩm như thế nào? Nên hay không?
Độ ẩm cao khiến không khí trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc... phát triển và gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Để khắc phục tình trạng này một cách tối ưu thì chúng ta cần phải có máy hút ẩm, tuy nhiên không phải nhà ai cũng sẵn có loại máy này. Hướng dẫn tự chế máy hút ẩm từ những nguyên vật liệu đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tạm thời khắc phục được những khó chịu mà thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều đem đến.
Hướng dẫn tự chế máy hút ẩm tại nhà
Chuẩn bị
- Hạt hút ẩm alumina hoặc vôi sống, silicagel.
- Vỏ hộp/thùng kích cỡ tùy thích, tuy nhiên, bạn nên tìm những đồ dùng có nắp đậy chắc chắn, chốt đóng hoặc mở nắp.
- Dây chống ẩm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đặt một miếng chống trượt dưới đáy thùng/hộp để tránh cho bộ đo độ ẩm bị trượt. Bộ đo độ ẩm này là máy đo nhiệt độ không dây gồm 2 phần. 1 phần có chức năng gửi thông tin nhiệt độ, sẽ được gắn trong thùng. 1 phần có nhiệm vụ nhận thông tin nhiệt độ/độ ẩm, hiện ở ngoài để người dùng có thể tiện theo dõi.
- Bước 2: Dùng dây chống ẩm (Weather seal) bằng nhựa xốp viền nắp thùng để tránh nguồn ẩm từ bên ngoài không lọt được vào trong thùng.
- Bước 3: Đặt nguyên liệu hút ẩm (hạt Siligel) vào trong lòng thùng và đóng nắp lại, sau 2 - 3 tiếng là máy hút ẩm tự chế của bạn sẽ có tác dụng.
Ngoài cách này thì bạn cũng có thể thử một cách khác theo hướng dẫn dưới đây.
Chuẩn bị
- Thùng nhựa có nắp.
- Dây thép mạ kẽm.
- Vôi sống.
- Nước.
- Một đôi tất hoặc một túi vải.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị một hộp nhựa có nắp, khoét khoảng 10 - 15 lỗ trên nắp hộp.
- Bước 2: Dùng khoảng 3 - 5 dây thép mạ kẽm nhúng nóng để làm giá đỡ chia hộp nhựa thành 2 phần theo chiều ngang. Phần trên bạn sẽ dùng để đựng nguyên liệu hút ẩm, phần dưới làm khoang chứa nước. Nước sẽ giúp hạn chế tình trạng vôi hút quá mạnh gây nóng, làm hỏng quần áo, làm khô không khí và khói bay lên gây cảm giác khó chịu cho người trong phòng
- Bước 3: Bạn nhét đầy vôi sống vào túi vải/đôi tất đã chuẩn bị sẵn rồi buộc chặt lại, đặt lên giá đỡ của hộp nhựa. Đậy nắp hộp lại và cho vào góc tủ quần áo hoặc vị trí bị ẩm nhiều trong nhà.
Có nên sử dụng máy hút ẩm tự chế hay không?
Nhìn chung, tự chế máy hút ẩm về cơ bản vẫn có thể giúp bạn hút được ẩm tuy nhiên tác dụng của nó không thực sự tối ưu và còn quá nhiều nhược điểm như:
- Khả năng hút ẩm của máy hút ẩm tự chế thường không cao, chỉ hút ẩm được ở những không gian nhỏ như tủ đồ, tủ quần áo...
- Sau một thời gian sử dụng thiết bị tự chế, các nguyên liệu có thể bị chảy nhão, cần phải thay thế.
- Cần rất cẩn thận trong quá trình tự chế cũng như sử dụng bởi các nguyên liệu chế tạo hộp hút ẩm có thể gây nguy hiểm. Vôi sống có thể gây bỏng hoặc gây mù nếu vô tình rơi vào mắt. Nếu trẻ em nuốt phải hạt chống ẩm có thể gây hại đến đường tiêu hóa và tắc ở họng...
Vì vậy, nếu nhà bạn gặp tình trạng ẩm ướt vào mùa nồm, mùa mưa... thì tốt nhất bạn vẫn nên đầu tư mua máy hút ẩm không khí gia đình để hút ẩm cho phòng ở, hạn chế được các bệnh lý mà không khí ẩm thấp có thể gây ra cũng như đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại máy hút ẩm gia đình của các thương hiệu nổi tiếng với mức giá rất phải chăng, dao động trong khoảng từ 3 triệu đến 13 triệu đồng, có thể đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng khác nhau.
Bạn đang xem: Tự chế máy hút ẩm như thế nào? Nên hay không?
Chuyên mục: Điện máy gia dụng
Các bài liên quan
- So sánh: Nên mua máy hút ẩm hay máy lọc không khí?
- So sánh máy hút ẩm và điều hòa: Nên khử ẩm bằng cách nào?
- Giải đáp: Máy hút ẩm có làm mát, làm ấm, lọc sạch không khí không?
- Giải đáp: Có nên bật máy hút ẩm cả ngày hay không?
- Cách sử dụng máy hút ẩm hiệu quả khi trời nồm và cách vệ sinh máy hút ẩm
- Máy lọc không khí hút ẩm nào tốt nên mua nhất hiện nay?