[Tổng hợp] Các lỗi thường gặp và cách sửa chữa bộ lưu điện UPS
Bộ lưu điện UPS là một thiết bị có khả năng giải quyết được tất cả các vấn đề về nguồn điện. Chúng giúp các thiết bị điện hoạt động ổn định, chống xung, lọc nhiễu, chống sét lan truyền.. đồng thời ngăn chặn các sự cố về điện. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng, không thể không tránh khỏi chúng gặp phải lỗi. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp lại các lỗi thường gặp cũng như cách sửa chữa bộ lưu điện UPS đơn giản hiệu quả nhất.
Bộ lưu điện UPS là một thiết bị có khả năng giải quyết được tất cả các vấn đề về nguồn điện. Chúng giúp các thiết bị điện hoạt động ổn định, chống xung, lọc nhiễu, chống sét lan truyền.. đồng thời ngăn chặn các sự cố về điện.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc xảy ra lỗi với UPS. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp lại các lỗi thường gặp cũng như cách sửa chữa bộ lưu điện UPS đơn giản hiệu quả nhất.
Xem nhanh nội dung
Tác dụng của bộ lưu điện là gì?
- Giúp bảo vệ hệ thống điện hiệu quả: UPS giúp ổn định điện áp, giúp dòng điện cung cấp trong các văn phòng, xí nghiệp, gia đình...luôn ở ngưỡng cho phép, hạn chế tối đa sự cố. Ngoài ra, bộ lưu điện UPS còn có khả năng tích trữ điện. Trong trường hợp bị cúp điện, bạn vẫn có thể sử dụng cửa cuốn, quạt, điều hòa... bình thường.
- Kéo dài tuổi thọ cho thiết bị điện: Với mỗi thiết bị điện lại có ngưỡng sử dụng điện năng khác nhau. Chính vì thế, khi điện áp tăng giảm thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của thiết bị. Trong trường hợp này, UPS sẽ giúp bạn có được những xử lý kịp thời nếu xảy ra hiện tượng mất điện đột ngột để không làm ảnh hưởng tới các thiết bị điện.
- Tăng hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp: Mất điện đột ngột sẽ khiến dữ liệu bị xóa sổ...điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp. Nếu dùng UPS sẽ hạn chế được tối đa những sự cố đó để không gây mất mát tổn thất cho các doanh nghiệp
Có thể thấy rằng bộ lưu điện UPS là rất hữu ích đối với đời sống thường ngày. Nếu chúng xảy ra lỗi, hỏng hay sự cố sẽ khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả công việc. Dưới đây là một số lỗi thường gặp cũng như cách sửa chữa để hạn chế thấp nhất những tổn thất gây ra.
Các lỗi thường gặp và cách sửa chữa bộ lưu điện UPS
1. Lỗi do hỏng ắc quy
Biểu hiện:
- Bộ lưu điện kêu tít tít rồi tắt
- Bộ lưu điện không lên nguồn
- Khi sạc bộ lưu điện vẫn không lên
Nguyên nhân:
- Ắc quy sử dụng đã quá lâu, hết hạn sử dụng
- Tự xả trong thời gian dài do UPS không sử dụng và không được nạp điện
- Đặt trong môi trường có nhiệt độ cao
- Đặt trong môi trường có hóa chất gây ăn mòn cực bình
- Nạp quá điện áp hoặc quá dòng điện của ắc quy
Cách sửa chữa UPS khi bị lỗi do hỏng ắc quy
- Ắc quy khi sử dụng được 2 năm bạn nên kiểm tra để thay mới bởi việc phục hồi ắc quy sau 2 năm sử dụng không giúp mang lại nhiều giá trị
- Ngoài ra nên lưu ý: Tuân thủ hướng dẫn sử dụng kèm theo UPS, tắt UPS vào cuối mỗi ngày nếu không làm việc
2. Lỗi UPS không lưu điện
Biểu hiện:
Khi gặp sự cố về điện, mất điện bạn thấy UPS cũng tắt luôn hoặc chạy được thời gian ngắn là tắt khiến các thiết bị điện dùng UPS cũng tắt theo.
Nguyên nhân:
- Có thể do ắc quy bị chai, phồng, dung lượng điện bị yếu do dùng thời gian lâu
- Hoặc do bộ sạc của bộ lưu điện bị hỏng không thể lưu điện cho ắc quy
Cách khắc phục:
- Cần kiểm tra thay mới ắc quy
- Hoặc kiểm tra bộ sạc bên trong bộ lưu điện, nếu hỏng hóc cũng cần thay thế ngay.
3. Bộ lưu điện bị lỗi bo mạch
Biểu hiện:
- Trên màn hình LCD đèn LED đỏ sáng kèm theo tiếng kêu tít tít liên tục
- Bộ lưu điện không vào điện hoặc khi có nguồn điện nó vẫn kêu liên tục
Nguyên nhân bo mạch bị hỏng, lỗi:
- Sử dụng quá công suất trong thời gian dài
- Do côn trùng, chuột bọ...chui vào bên trong
- Quá nhiều bụi bẩn bám vào
- Môi trường đặt UPS quá ẩm ướt hoặc có hóa chất
- Điện lưới không ổn định
Cách sửa chữa bộ lưu điện khi bị lỗi bo mạch:
- Nên đặt UPS ở nơi khô ráo tránh tiếp xúc với môi trường hóa chất
- Luôn sử dụng đúng công suất
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh thiết bị
- Bảo dưỡng, bảo trì UPS thường xuyên
- Nếu bo mạch bị hỏng thì nên sửa chữa hoặc thay thế mới
Làm thế nào để hạn chế lỗi xảy ra với UPS?
Để hạn chế tối đa việc lỗi xảy ra với UPS các bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây:
- Luôn sử dụng đúng công suất của thiết bị
- Đặt bộ lưu điện UPS tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh hóa chất, nhiệt độ không quá cao chỉ khoảng 25 độ C
- Nên xả điện 2 tháng 1 lần cho bộ lưu điện bằng cách để bộ lưu điện chạy ở chế độ ắc quy
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh bên trong bộ lưu điện
- Vào cuối ngày sau khi kết thúc buổi làm việc nên tắt bộ lưu điện
- Tránh việc không sử dụng UPS quá 3 tháng
- Sạc định kỳ cho UPS 3 tháng/lần
- Không nên xả điện quá sâu, tránh xả dưới 10V
Bạn đang xem: [Tổng hợp] Các lỗi thường gặp và cách sửa chữa bộ lưu điện UPS
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- [Báo giá] Máy phát điện giá bao nhiêu? Nên mua loại nào tốt, giá rẻ?
- Top máy phát điện gia đình tốt, giá rẻ bán chạy nhất hiện nay
- Review máy phát điện chạy xăng Bgas BGA950B (BGA950C) 0,8KVA
- Những tác dụng không ngờ của màng lọc HEPA H13 đối với máy lọc không khí
- So sánh máy sấy thông hơi Electrolux dòng EDS và EDV có gì khác nhau?
- Review máy lọc không khí cảm biến Nagakawa NAG3502M