Tiền nhàn rỗi, nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Lợi thế khi mua vàng
Có thể thấy, từ đầu năm 2022, giá vàng liên tục nhảy múa, có thời điểm tăng mạnh khiến nhiều người “lãi cao”. Tuy nhiên, để đầu tư vàng sinh lời, cần có kiến thức, sự phân tích thị trường và chọn thời điểm mua thích hợp.
Đầu tư mua vàng có tính thanh khoản cao, người dân có thể chuyển thành tiền mặt mọi lúc mọi nơi.
Trường hợp nếu xảy ra lạm phát, đầu tư vàng vẫn rất an toàn vì nó tỷ lệ nghịch với đồng USD.
Mua vàng hay gửi tiết kiệm tiền ở ngân hàng luôn là vấn đề nhiều người băn khoăn. Đồ họa: M.H
Lợi thế khi gửi tiền tiết kiệm
Đối với những ai không thích mạo hiểm, đầu tư “lướt sóng” với vàng, thì gửi tiền tiết kiệm sẽ có độ an toàn cao.
Gửi tiền tiết kiệm, người dân sẽ linh hoạt trong kỳ gửi tiết kiệm và phương thức trả lãi. Đặc biệt, khi gửi tiền trong kỳ hạn dài, người dân sẽ nhận lãi suất tiền gửi cao.
Hạn chế khi mua vàng
Việc mua vàng để cất giữ cần phải bảo quản nơi an toàn, trong tủ hoặc két sắt hoặc gửi ngân hàng để tránh rủi ro.
Ngoài ra, nếu giá vàng tăng mạnh đồng nghĩa với việc đồng tiền nội tệ sẽ mất giá và nguy cơ lạm phát cao.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện tại rất lớn. Vàng trong nước thời gian gần đây liên tục diễn biến trái chiều với thế giới, thậm chí lao dốc bất chấp kim loại quý thế giới tăng mạnh. Điều này khiến người mua khó nắm bắt xu hướng, tăng rủi ro khi mua.
Chênh lệch mua vào - bán ra của vàng trong nước cũng ở ngưỡng cao, có thời điểm lên tới 2,5 triệu đồng/lượng. Điều này đồng nghĩa với việc ra khỏi cửa tiệm vàng sẽ lỗ ngay số tiền lớn.
Hạn chế khi gửi tiền tiết kiệm
Gửi tiền tiết kiệm không hợp với những nhà đầu tư ưa mạo hiểm, không có lãi suất cao.
Đồng thời, gửi tiết kiệm sẽ hạn chế khả năng xoay vòng vốn. Nếu rút trước kỳ hạn, người dân phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn chỉ khoảng 0,1 - 0,2%.
Bên cạnh đó nếu lạm phát tăng cao, việc gửi tiết kiệm sẽ không phải là kênh trú ẩn hữu hiệu đối với dòng tiền.
Lưu ý khi mua vàng hay gửi tiền tiết kiệm
Mua vàng hoặc gửi tiết kiệm đều là việc sử dụng tài chính vào để sinh lời. Tuy nhiên, dù chọn hình thức nào cũng cần lưu ý:
- Đầu tư tiền nhàn rỗi dựa vào khả năng tài chính của mình, không nên vay để đầu tư để tránh rủi ro.
- Nên có kiến thức, tìm hiểu và nắm sát thị trường tài chính - tiền tệ; thị trường vàng trong và ngoài nước.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để đầu tư đúng đắn nhất.
Bạn đang xem: Tiền nhàn rỗi, nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Mua vàng nửa năm trước, nhà đầu tư lỗ gần 9 triệu đồng/lượng
- Đầu tư vàng mua ô tô, thiệt hại gấp đôi
- Giữ chặt vàng hồi môn, vợ chồng trẻ lời thêm cả cây vàng
- Bỏ vàng chơi chứng khoán, ôm mộng giàu to thành ôm hận
- Giá vàng đột ngột tăng, tay ngang buôn đất lo sốt vó
- Đầu tư dầu lãi hơn vàng, chứng khoán