Thịt vịt ngon bổ nhưng ăn sai cách có thể gây ngộ độc nặng, bạn nên biết để tránh
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư. Tuy nhiên, dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ dễ gây phản tác dụng, ngộ độc nặng.
Ăn thịt vịt giúp bạn hấp thụ một lượng không nhỏ vi chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C. Thịt vịt cũng chứa nhiều loại vitamin B đặc biệt hàm lượng cao niacin và B-12. Giống như các vitamin B khác, niacin đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose và chuyển hóa chất béo và protein. B-12 cần thiết cho chức năng thần kinh, hình thành tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA.
Trong khi dầu cá được coi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 hàng đầu, thì thịt vịt cũng chứa nhóm axit này và có lợi cho tim mạch. Ăn vịt (và các dạng gia cầm khác) thay cho bít tết có khả năng dẫn đến những kết quả sức khỏe tích cực liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm vào đó, thịt vịt cung cấp lượng sắt ngang với thịt đỏ, nhiều hơn đáng kể so với lượng chất sắt bạn nhận được từ thịt gà.
Những thực phẩm đại kỵ với thịt vịt
Ba ba
Ba ba và thịt vịt đều là hai loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại kỵ nhau. Do đó, nếu nấu chung thịt vịt và ba ba, người ăn có thể bị tiêu chảy hoặc phù thũng. Ngoài ra, trong ba ba có rất nhiều hoạt chất sinh học có khả năng làm biến chất chất đạm hoặc giảm giá trị dinh dưỡng của thịt vịt xuống.
Thịt rùa
Bạn không nên ăn thịt rùa chung với thịt vịt vì có thể gây nên tình trạng "âm thịnh dương suy", gây ra bệnh phù nề, tiêu chảy.
Tỏi
Đây là một loại gia vị rất thông dụng trong bếp của gia đình Việt. Tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng trong rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, với những món từ thịt vịt thì chị em nhất định không nên cho thêm tỏi dưới bất kỳ dạng nào.
Tỏi có tính nóng, là gia vị đại nhiệt. Trong khi đó, thịt vịt lại tính hàn. Sự kết hợp giữa thịt vịt và tỏi là rất đại kỵ. Nó ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và đường ruột của cơ thể.
Quả mận
Quả mận có vị chua chua, ngọt ngọt, thịt mận màu đỏ tía vừa giòn vừa mềm. Tuy ăn rất ngon nhưng mận lại khiến người ăn bị nóng. Nếu ăn kèm với thịt vịt hoặc ăn với thời gian quá sát nhau thì sẽ khiến cơ thể bị chướng bụng, khó tiêu. Do đó, người ta thường tránh ăn thịt vịt chung với quả mận, đảm bảo cho hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng.
Loại quả có tính nóng
Trong Đông y, thịt vịt tính hàn, có công dụng giải nhiệt, trong khi một số quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng 2 loại có đặc tính trái ngược nhau này trong một bữa ăn vì sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột và gây hại đến sức khỏe.
Trứng gà
Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
Những người không nên ăn thịt vịt
Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phốt-pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D... Tuy nhiên, người mắc các bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn:
Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Thịt vịt có tính hàn (lạnh) nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn. Người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó làm cho vết thương lâu lành.
Người bị bệnh gout: Thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.
Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn nên người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ - xương - khớp.
Người có bệnh về xương khớp: Những loại thực phẩm có tính hàn nói chung và thịt vịt nói riêng rất có hại cho những người có vấn đề về xương khớp. Tính hàn sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, các khớp xương sẽ càng thêm đau nhức.
Những người đang bị ho: Trong thịt vịt có chứa chất tanh, rất có hại cho những người đang bị ho. Chất tanh khiến cho đường hô hấp của người bệnh càng khó hoạt động hơn. Do đó, ăn thịt vịt khiến cho bệnh ho càng lâu khỏi và có thể trở nên trầm trọng hơn.
Bạn đang xem: Thịt vịt ngon bổ nhưng ăn sai cách có thể gây ngộ độc nặng, bạn nên biết để tránh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Loại rau ăn kèm với trứng vịt lộn thường được coi là 'bổ như thuốc', nhưng ăn sai cách có thể gây họa
- Ăn thịt vịt có tốt không?
- Luộc thịt bằng nước sôi hay nước lạnh mới đảm bảo an toàn?
- Sai lầm khi bảo quản thức ăn gây ra chùm ngộ độc ở Quảng Nam
- Mức độ nguy hiểm của vi khuẩn khiến 1 người tử vong khi ăn cá chép muối ủ chua
- Một bộ phận trên cơ thể nếu mềm thì sẽ sống lâu, 'cứng' có thể dẫn đến bệnh tim mạch, xuất huyết não