Thẻ vàng là gì? Thẻ đỏ là gì? Khi nào phải nhận thẻ vàng, thẻ đỏ bóng đá?

Thẻ vàng, thẻ đỏ là những thuật ngữ mà chúng ta thường gặp trong bóng đá. Vậy thẻ vàng, thẻ đỏ tỏng bóng đá là gì? Khi nào phạt thẻ vàng, khi nào phạt thẻ đỏ? 

Thẻ vàng, thẻ đỏ là những thuật ngữ mà chúng ta thường gặp trong bóng đá. Vậy thẻ vàng, thẻ đỏ tỏng bóng đá là gì? Khi nào phạt thẻ vàng, khi nào phạt thẻ đỏ?

Thẻ vàng là gì? Thẻ đỏ là gì? Khi nào phải nhận thẻ vàng, thẻ đỏ bóng đá?

Thẻ vàng là gì, thẻ đỏ là gì trong bóng đá?

Thẻ vàng, thẻ đỏ là những hình thức phạt thường thấy trong bóng đá nhưng ý nghĩ của những tấm thẻ này là gì, sử dụng trong tình huống nào thì không phải ai cũng biết. 

Thẻ vàng và thẻ đỏ đều được gọi chung là thẻ phạt và là một phương tiện cảnh báo, khiển trách hoặc xử phạt một cầu thủ, huấn luyện viên hoặc nhân viên của đội. Thẻ phạt thường sẽ được trọng tài sử dụng để chỉ ra rằng một cầu thủ hoặc một thành viên ban huấn luyện đã có hành vi phạm lỗi. Khi sử dụng, trọng tài sẽ giơ cao tấm thẻ lên đầu trong khi nhìn hoặc chỉ tay về phía người phạm lỗi. Hành động này được xem là một cách giải thích rõ ràng, trung lập về mặt ngôn ngữ đối với thành viên đội bóng và khán giả trên khắp thế giới.

Thẻ vàng là gì? Thẻ đỏ là gì?

Thẻ vàng là hình phạt cho một thành viên trong đội bóng (bao gồm cả cầu thủ và ban huấn luyện) khi người đó phạm lỗi (điều 12 Luật Bóng đá). Đội có cầu thủ vi phạm sẽ chịu cú đá phạt trực tiếp hoặc phạt penalty từ phía đối phương. Cầu thủ bị phạt hai thẻ vàng sẽ tương đương với một thẻ đỏ (phạt thẻ đỏ gián tiếp) và sẽ bị đuổi khỏi sân mà đội không được thay thế bằng cầu thủ dự bị.

Thẻ đỏ cũng là một loại hình phạt trong bóng đá và nó là mức phạt cao nhất mà một cầu thủ hoặc một thành viên trong đội bóng phải chịu. Có hai cách phạt thẻ đỏ là phạt thẻ đỏ trực tiếp hoặc gián tiếp. Phạt thẻ đỏ gián tiếp thường do cầu thủ hoặc thành viên ban huấn luyện đã nhận 2 thẻ vàng liên tiếp, trong khi đó, phạt thẻ đỏ trực tiếp thường xảy ra với cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng trên sân, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của bóng đá cũng như tính mạng, sức khỏe của đối phương. Chính vì vậy, hiện nay rất hiếm cầu thủ bị phạt thẻ đỏ trực tiếp. 

Thẻ vàng, thẻ đỏ trong bóng đá có ý nghĩa gì?

Thông thường, một cầu thủ khi vi phạm lỗi trong khi thi đấu sẽ được cảnh cáo và sau đó nhận một thẻ vàng có thể tiếp tục chơi trong trận đấu. Một cảnh cáo đó là "cảnh báo đầu tiên trong một trận đấu". Nếu nhận thẻ vàng thứ hai thì thẻ vàng đó được chuyển thành một thẻ đỏ và cầu thủ đó bị đuổi khỏi sân, không được thay bằng cầu thủ dự bị. Trong một giải đấu lớn như EURO, World Cup cầu thủ bị phạt 2 thẻ vàng trong 2 trận khác nhau sẽ bị cấm thi đấu trận kế tiếp.

Kể từ khi thẻ vàng, thẻ đỏ được sử dụng trong bóng đá thì về sau, nhiều môn thể thao khác cũng áp dụng hình thức phạt bằng thẻ này.

Khi nào phạt thẻ vàng, thẻ đỏ?

Theo Luật Bóng đá hiện hành, trọng tài thường phạt thẻ vàng cho cầu thủ cũng như các thành viên ban huấn luyện đội bóng khi vi phạm một trong số những điều sau:

  • Có hành vi phi thể thao.
  • Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài.
  • Liên tục vi phạm luật.
  • Trì hoãn trận đấu.
  • Không tuân thủ quy định về cự ly trong những quả phạt hoặc quả phạt góc.
  • Tùy tiện ra khỏi hoặc vào sân mà không có sự đồng ý của trọng tài.
  • Cởi áo khi thay người (chân vẫn đặt trong ranh giới sân).

Khi nào thì phạt thẻ vàng, khi nào thì phạt thẻ đỏ?

Cũng theo điều XII của Luật Bóng đá, trọng tài sẽ phạt thẻ đỏ khi cầu thủ:

  • Nhận được thẻ vàng thứ 2 trong cùng một trận đấu.
  • Phạm lỗi nghiêm trọng: Dùng vũ lực quá mức cố ý hoặc cố gắng tổn thương cầu thủ đối phương.
  • Có hành vi bạo lực: Khác với hành vi phạm lỗi nghiêm trọng, lỗi này có thể do cầu thủ thực hiện với bất cứ người nào, chẳng hạn như đồng đội, trọng tài hoặc khán giả,....
  • Khạc nhổ vào bất kỳ một người nào khác.
  • Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng bằng cách dùng tay chơi bóng (không áp dụng cho thủ môn trong khu vực cấm địa của đội mình). Thủ môn có thể nhận thẻ đỏ do lỗi phản ứng, phạm lỗi nặng trong vòng cấm hoặc chơi bóng bằng tay khi đứng ngoài vạch 16,50m.
  • Cố ý phạm lỗi để ngăn chặn một cơ hội ghi bàn rõ ràng.
  • Sử dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục.

Nếu thủ môn bị phạt thẻ đỏ, đội vẫn phải chơi với 10 người như bình thường và một trong số những cầu thủ của đội đang ở trên sân sẽ phải thay thế vị trí thủ môn. Nếu quá 4 thẻ đỏ được rút ra cho một đội (tương đương quá 4 cầu thủ bị đuổi khỏi sân và trên sân còn lại dưới 7 cầu thủ), trận đấu sẽ bị dừng lại và đội sẽ bị xử thua vô điều kiện.

Những lưu ý khi sử dụng thẻ vàng, thẻ đỏ

Lưu ý khi phạt thẻ vàng, thẻ đỏ trong bóng đá

Mặc dù Luật Bóng đá đã quy định rõ về cách xử phạt, các trường hợp xử phạt thẻ vàng, thẻ đỏ nhưng chúng ta vẫn cần lưu ý:

  • Khi ghi bàn, các cầu thủ có thể ăn mừng bàn thắng nhưng các hành vi quá khích như cởi áo hay leo lên hàng rào vẫn có thể bị phạt thẻ vàng.
  • Việc quyết định dùng thẻ vàng hay thẻ đỏ trong một số tình huống như chơi bóng bằng tay, phạm lỗi trong một pha tấn công hứa hẹn sẽ do trọng tài quyết định.
  • Trong hầu hết các giải đấu, việc tích lũy một số thẻ vàng trong một số trận đấu sẽ khiến cho cầu thủ vi phạm không đủ điều kiện để tham dự một số trận đấu tiếp theo. Quy tắc phổ biến thường là hai thẻ vàng trong một giai đoạn của giải đấu sẽ dẫn đến việc tạm ngưng một trận.
  • Khi một cầu thủ bị đuổi ra khỏi sân, họ không được phép ở trong khu vực kỹ thuật của đội bóng.
  • Trong hầu hết các giải đấu, một thẻ đỏ trực tiếp (tức là thẻ đỏ nhận được không phải do kết quả của hai thẻ vàng liên tiếp) sẽ khiến cầu thủ vi phạm bị cấm tham gia vào một hoặc nhiều trận đấu tiếp theo.
  • Sau khi cầu thủ của một đội bị phạt thẻ vàng hoặc thẻ đỏ, đội còn lại sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp.

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của những tấm thẻ vàng, thẻ đỏ trong bóng đá. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác xoay quanh môn thể thao vua, hãy truy cập ngay META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Bạn đang xem: Thẻ vàng là gì? Thẻ đỏ là gì? Khi nào phải nhận thẻ vàng, thẻ đỏ bóng đá?

Chuyên mục: Thể thao

Chia sẻ bài viết