Thấy những 'hạt gạo' nhỏ trong đồ ăn, đừng ngần ngại bỏ thức ăn vào thùng rác
Đôi lúc trên đồ ăn sẽ xuất hiện một số "hạt gạo" nhỏ, chúng thực chất là gì?
"Hạt gạo" xuất hiện bất thường trên đồ ăn thực chất là gì?
Mới đây, trong một bài viết của mình, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê - Phú Thọ đã đưa ra cảnh báo về việc một số thực phẩm khi xuất hiện những "hạt gạo" nhỏ màu trắng bất thường thì người dân tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng, nhằm phòng ngừa những mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe.
Bởi những "hạt gạo" này thực chất là trứng ruồi. Ruồi đẻ trứng vào đồ ăn, những quả trứng này sẽ phát triển thành giòi hoặc ấu trùng ruồi. Đây chính là nguồn mang theo vi khuẩn độc hại.
Đặc biệt, thời tiết nắng nóng là cơ hội để ruồi, muỗi và côn trùng sinh sôi nảy nở. Ruồi thường nhả nước dãi lên thức ăn và chuyển hóa chúng thành chất lỏng rồi mới đưa vào cơ thể. Khi đó thức ăn sẽ nhiễm chất bẩn chúng đã ăn hoặc đậu lên trước đó.
Chính vì vậy, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê đưa ra cảnh báo cần che đậy, bảo quản thức ăn cẩn thận và không nên ngần ngại bỏ thức ăn khi phát hiện trứng ruồi.
Ngộ độc thực phẩm tập thể liên tục xuất hiện
Thời gian vừa qua, những vụ ngộ độc tập thể liên tục xuất hiện. Ví dụ như vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai khiến hơn 500 người nhập viện,thậm chí có một số trường hợp nặng phải thở máy. Hay như vụ việc gần 400 người ngộ độc sau khi ăn tại quán cơm gà nổi tiếng Trâm Anh tại Nha Trang cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nhiễm trùng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và dẫn tới ngộ độc.
Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhưng vi trùng gây bệnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Vi sinh vật gây bệnh có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng. Chúng không chỉ gây hư hỏng thức ăn mà còn gây hại trực tiếp cho sức khỏe con người. Cơ chế gây bệnh của vi sinh vật chia thành 3 nhóm chính bao gồm:
Do nhiễm trùng : Người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh và chúng tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hóa hoặc bị nhiễm độc của vi khuẩn sản xuất ra trong quá trình phát triển tại ruột. Ví dụ như vi khuẩn Salmonella được phát hiện trong vụ ngộ độc bánh mì, vi khuẩn tụ cầu vàng trong vụ ngộ độc ở trẻ mầm non…
Do nhiễm độc là hậu quả của việc ăn thực phẩm bị nhiễm độc tố sinh ra từ các vi sinh vật kể cả khi chúng không xâm nhập vào cơ thể. Điển hình là vi khuẩn Clostridium botulinum - một vi khuẩn kỵ khí gây ra chùm ca bệnh ngộ độc do ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam hồi tháng 3/2023.
Nhóm thực phẩm có chứa sẵn chất gây độc tố như cá nóc, củ sắn, nấm độc…
Hàng ngàn vi sinh vật luôn hiện hữu trong môi trường tự nhiên từ trước đến nay. Ngày nay, mặc dù có sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại, quy trình chế biến có kiểm duyệt và ý thức của người dân về an toàn thực phẩm được nâng cao. Tuy nhiên các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn vẫn diễn ra ở cả thành phố, nông thôn.
Để phòng ngừa ngộ độc, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh, cần nâng cao năng lực y tế và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất thực phẩm sẽ giúp hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn. Đồng thời, mỗi cá nhân cần chủ động tìm hiểu và thực hiện các biện pháp gồm " Sạch sẽ - Tách riêng - Nấu chín - Làm lạnh" giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bạn đang xem: Thấy những 'hạt gạo' nhỏ trong đồ ăn, đừng ngần ngại bỏ thức ăn vào thùng rác
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Loại hạt được ví như “vàng đen”, cứ ra chợ là thấy nhưng không phải ai cũng biết
- Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'
- ‘Thủ phạm’ quen thuộc đằng sau hàng loạt vụ ngộ độc tập thể
- 'Xiên bẩn' bủa vây trường học: Nguy cơ ngộ độc rình rập trẻ nhỏ nhưng nhiều phụ huynh vẫn chủ quan
- Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy trong bánh mì khiến hơn 500 người ngộ độc ở Đồng Nai nguy hiểm thế nào?
- Những thực phẩm này tuyệt đối không ăn khi để qua đêm kẻo ngộ độc chết người