Thanh Hoá: Mở rộng vùng trồng vải thiều không hạt để xuất khẩu

Vải thiều không hạt được trồng ở Thanh Hóa với giá bán ra thị trường trong nước khoảng 170 nghìn đồng/kg, giá xuất khẩu sang nước ngoài hơn 800 nghìn đồng/kg.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết, mới đây lô hàng 1,1 tấn vải thiều không hạt đầu tiên trên địa bàn tỉnh đã được xuất khẩu sang Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Đây là giống vải không hạt được Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) chọn tạo, trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện miền núi Ngọc Lặc với diện tích khoảng 30ha theo quy trình GlobalGAP nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Theo ông Cường, trước đó, thực hiện đề án cây ăn quả của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, sau khi nghiên cứu được giống vải không hạt từ nước ngoài, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Công ty Hồ Gương - Sông Âm và Viện Di truyền nông nghiệp trồng thử nghiệm diện tích 30ha trên địa bàn của xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc.

Thanh Hoá: Mở rộng vùng trồng vải thiều không hạt để xuất khẩu-1
Vải không hạt được trồng thử nghiệm thành công ở Thanh Hóa. Ảnh CTV


“Việc mô hình trồng cây vải không hạt là nhân tố mới trong thực hiện đề án cây ăn quả của tỉnh. Hiệu quả bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao”, ông Cường chia sẻ.

Cũng theo ông Cường, cây vải không hạt trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển rất tốt, chưa phát hiện sâu bệnh. Hiện công ty đang trồng theo hướng GlobalGAP đủ điều kiện xuất khẩu đi các nước trên thế giới. 

Thời gian vừa qua doanh nghiệp đã xuất đi Nhật, Anh và đang đàm phát với các nước khác. Giá hiện nay công ty đang cung ứng trên thị trường nội địa khoảng 170.000đ/kg, xuất khẩu sang nước ngoài (phụ thuộc vào từng nước) giao động hơn 800.000đ/kg.

Thanh Hoá: Mở rộng vùng trồng vải thiều không hạt để xuất khẩu-2
Những quả vải không hạt đỏ, mộng nước. Ảnh CTV


Theo kế hoạch, trong thời gian tới ngành nông nghiệp Thanh Hóa sẽ cùng với công ty và các đơn vị liên quan cùng với Bộ NN-PTNT sẽ khảo sát chọn ra những cây đầu dòng tốt nhất để làm giống, tiếp tục mở rộng trên phần diện tích công ty đang quản lý khoảng 700ha. 

“Hướng đi là công ty sẽ liên kết với người dân ở trong xã Nguyệt Ấn và các xã lân cận để chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp giống cho người dân, tiến tới bao tiêu sản phẩm để hình thành vùng vải có quy mô lớn. Và sản phẩm vải không hạt sẽ là mặt hàng chất lượng cao của tỉnh để xuất khẩu”, ông Cường cho biết.

Theo báo cáo kết quả đánh giá, khảo nghiệm giống vải không hạt bước đầu của Công ty Sông Âm và Viện Di truyền Nông Nghiệp, sau hơn 4 năm trồng thử nghiệm, bước đầu cho thấy, vải không hạt cho kết quả khả quan, sinh trưởng, phát triển tương đồng với vải thiều bản địa, cây sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

Thanh Hoá: Mở rộng vùng trồng vải thiều không hạt để xuất khẩu-3
Vải không hạt mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh CTV


Ưu điểm lớn nhất là quả không hạt đáp ứng được những thị trường xuất khẩu cao cấp nhất. Thuận lợi nữa là cây vải không sâu cuống, quả mọng nước, cần ít công chăm sóc mà rất kinh tế. 

2023 là năm đầu tiên cây vải bước vào thu hoạch, bán ra thị trường với sản lượng ước đạt trên 20 tấn.

 

 

Bạn đang xem: Thanh Hoá: Mở rộng vùng trồng vải thiều không hạt để xuất khẩu

Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm

Chia sẻ bài viết