Tại sao Apple không theo đuổi vụ kiện mất trộm 100.000 chiếc iPhone?
Apple đã bị một công ty đánh cắp 100.000 chiếc iPhone và tẩu tán ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng lại không kiện tới cùng. Lý do nằm ở đâu?
Video giới thiệu về kế hoạch trung hoà carbon của Apple.
Apple đã quyết định không tiến hành vụ kiện công ty GEEP -công ty giúp Appleloại bỏ hơn 250.000 chiếc iPhone mỗi năm. Những thiết bị này đã được Apple thu mua để trao đổi hoặc tái chế và nhiều thiết bị vẫn đang trong tình trạng hoạt động tốt và có thể đã được khôi phục cài đặt gốc, tân trang và bán trên thị trường điện thoại thông minh đã qua sử dụng.
Theo Bloomberg, “Nhà Táo” đã phát hiện ra ít nhất 99.975 chiếc iPhone đã được GEEP vận chuyển đến Trung Quốc, bán ra dưới dạng thiết bị đã qua sử dụng tại quốc gia này.
Ảnh minh hoạ.
Trước đó, vào năm 2020, Apple đã đệ đơn kiện GEEP vi phạm hợp đồng nhưng “gã khổng lồ” công nghệ vẫn chưa có động thái xử lý nào tiếp đó. Vụ kiện sẽ tự động bị hủy bỏ vào tháng 1/2025 nếu Apple không tiếp tục tiến hành các hành động pháp lý của mình. Vào tháng 8/2024, đơn kiện của GEEP cáo buộc ba nhân viên cũ của công tyđã trộm iPhone cũng sẽ tự động bị hủy bỏ.
Vậy tại sao Apple - công ty đã gửi cho GEEP hơn 530.000 iPhone, 25.000 iPad và 19.000 Đồng hồ Apple Watch để xử lý trong 2năm đầu tiên của hợp đồnglại quyết định không tiếp tục các hành động pháp lýdù có thể thắng kiện dễ dàng?
Theo các chuyên gia trong ngành, khả năng cao là vì Apple không muốn công chúng biết rằng hãng đã loại bỏ hàng trăm nghìn chiếc iPhone đang hoạt động để ngăn những chiếc điện thoại này lấy đi doanh số bán hàng của các mẫu iPhone mới giá cao hơn.
Ảnh minh hoạ.
Theo ghi nhận của Bloomberg, nhiều chiếc iPhone mà Apple trả tiền cho GEEP để loại bỏ là những iPhone tân trang. Các hành động mà Apple giao cho GEEP sẽ mâu thuẫn với tuyên bố của hãng về việc "tái sử dụng là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi". Công ty cũng công bố mục tiêu đạt mức trung hòa 100% carbon vào năm 2030.
Robot tái chế "Daisy" của Apple, có thể tháo rời hàng trăm chiếc iPhone cũ mỗi giờ và thu thập các bộ phận có thể sử dụng được từ những chiếc iPhone này. Bài báo của Bloomberg cho hay, việc khoe robot Daisy với báo chí chỉ là một nỗ lực của Apple nhằm tạo ra mối quan hệ tích cực với công chúng.
Báo cáo còn cho hay, cùng lúc “Táo Khuyết” giới thiệu robot Daisy đến Hà Lan, một người làm việc cho đối tác tái chế Re-Teck tuyên bố đã chứng kiến hàng tấn AirPods, Apple Watch và Mac bị nghiền nát. Nhiều thiết bị còn hoạt động tốt nhưng đã bị nhân viên Re-Tech dùng búa và đập bỏ.
Bạn đang xem: Tại sao Apple không theo đuổi vụ kiện mất trộm 100.000 chiếc iPhone?
Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính