Tác dụng của rễ đinh lăng và những điều cần thận trọng khi dùng
Các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng làm thuốc, đặc biệt là rễ cây nhưng cần thận trọng khi dùng.
Đặc điểm của cây đinh lăng
Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Trong củ chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1. Đinh lăng chứa một số hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm.
Các bộ phận của cây đinh lăng có thể dùng được:
- Các lá non thường được dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt.
- Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.
- Lá đinh lăng: Bùi, đắng, thơm, hơi mát, tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Ngoài ra lá đinh lăng còn hỗ trợ chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ.
- Rễ củ đinh lăng: Vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm. Khi bào chế nên rút bỏ lõi. Rễ củ đinh lăng tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau. Ngoài ra rễ củ đinh lăng còn được dùng trong những trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức.
Rễ cây đinh lăng rất tốt cho sức khoẻ
Thành phần, tác dụng của rễ cây đinh lăng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, thành phần trong rễ cây đinh lăng gồm các chất như saponin, alcohol, tanin, glucocid, vitamin B, và một số loại axit amin như: methonin, systein, lysin.
Tại Việt Nam, rễ của đinh lăng được Viện y học quân sự nghiên cứu và thử nghiệm trong các ứng dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể con người. Cụ thể, qua quá trình nghiên cứu, một số kết luận đã được đưa ra gồm:
Lấy rễ để sắc lấy nước uống, có thể giúp cơ thể tăng sự dẻo dai. Tác dụng này của chúng tương tự như nhân sâm, song chỉ kéo dài trong một thời điểm nhất định và tích lũy với liều lượng nhất định.
Nếu sử dụng 0,5ml dung dịch đinh lăng hàm lượng 100 - 200%/1kg cơ thể để tiêm vào tĩnh mạch vành tai, có thể khiến cho huyết áp hạ.
Nếu sử dụng 1ml/1kg thể trọng với hàm lượng 100%, có thể khiến tử cung co bóp nhẹ.
Viên bột tán từ rễ cây đinh lăng có thể giúp cho bộ đội hoặc vận động viên thể dục thể thao có thể tăng sức chịu đựng.
Những điều cần thận trọng khi sử dụng rễ đinh lăng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, đinh lăng cũng giống như các loại cây có nhựa, mủ khác, phần nhựa tập trung nhiều tại vỏ. Khi chiết xuất đinh lăng, phần nhựa này cũng nằm trong thành phần được chiết xuất.
Nếu dùng quá liều, có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Theo kết quả thí nghiệm trên chuột thì sử dụng mức 32,9 gam/1 kg có thể gây tử vong. Cùng với đó, do chứa saponin nên dùng quá nhiều có thể khiến cho hồng cầu bị vỡ, gặp tình trạng say, tiêu chảy, mệt mỏi.
Vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng đinh lăng để tăng cường sức khỏe hoặc chữa bệnh, bạn cần hỏi ý kiến và làm theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế, không sử dụng tùy tiện, tránh những hậu quả có thể gây ra cho sức khỏe bản thân.
Trên đây là những thông tin giải đáp về tác dụng của rễ cây đinh lăng. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, khi gặp các vấn đề sức khỏe, bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Bạn đang xem: Tác dụng của rễ đinh lăng và những điều cần thận trọng khi dùng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?
- Rễ đinh lăng có tác dụng gì?
- 5 'không' khi ăn nước mắm, biết mà tránh kẻo 'rước bệnh'
- Loại rau dân dã như 'thuốc mát gan tự nhiên', cái số 1 ăn vào quên luôn nóng trong người
- '3 không' khi ăn khoai tây, biết mà tránh kẻo hại vô cùng
- Những khoảnh khắc xúc động trong ca phẫu thuật lấy-ghép tạng hồi sinh 6 cuộc đời