Siêu thực phẩm 650 nghìn/kg ở châu Âu, Việt Nam có 1,4 triệu tấn chỉ 3 nghìn/kg
Ở một số nước châu Âu, quả thanh long được cho là siêu thực phẩm, có giá bán 600.000 đồng/kg. Tại Việt Nam, mỗi năm sản lượng thanh long lên tới 1,4 triệu tấn nhưng giá tại vườn chỉ 3.000-5.000 đồng/kg, giá tại chợ cũng rẻ như cho.
Trong một diễn đàn kết nối nông sản mới đây, ông Như Nguyễn - đại diện doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hà Lan và Việt Nam - cho biết, nông sản từ châu Á được coi là “siêu thực phẩm” ở châu Âu. Thanh long đang dần trở thành một mặt hàng như vậy, đặc biệt tại Hà Lan.
Theo ông Nguyễn, mua thanh long ở Hà Lan không dễ, nhất là với người bản địa tại châu Âu. Giá thanh long bán trong siêu thị gốc Á tại thị trường này vào khoảng 260.000 đồng với quả 400gram. Tính ra thanh long có giá khoảng 650.000 đồng/kg.
Không chỉ tại châu Âu, theo hướng dẫn MyPlate của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100gram thanh long có thể cung cấp 264 kcal; 107 mg canxi; 82,14 g carbohydrate; 82,14g đường; 39mg Natri; 6,4mg vitamin C; 3,57g protein; 1,8g chất xơ. Bởi vậy, chúng được coi là loại trái cây hoàn hảo hay còn được gọi là "siêu trái cây" (super fruit).
Ở một số nước châu Âu thanh long được coi là "siêu thực phẩm"
(anh: BH)
Tại Việt Nam, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), nhiều năm nay thanh
long trở thành cây trồng chủ lực tại các tỉnh Tiền Giang, Bình
Thuận và Long An. Diện tích thanh long khoảng 64.000 ha với sản
lượng gần 1,4 triệu tấn/năm.
Loại trái cây này giúp Việt Nam thu về cả tỷ USD mỗi năm. Năm 2021, xuất khẩu thanh long đạt kim ngạch 998 tỷ USD.
Song, những năm gần đây, câu chuyện của quả thanh long được người tiêu dùng Việt biết đến không phải là thành tích "tỷ đô" hay sự thịnh vượng của người nông dân, mà chính là những đợt "giải cứu". Hầu như năm nào cũng có những đợt thanh long dội chợ với giá rẻ như cho, thậm chí bỏ thối ngoài đồng. Điệp khúc “tắc biên - rớt giá” lặp đi lặp lại.
Riêng năm 2021, thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc đã vài lần “tắc biên”. Nguyên nhân là do Trung Quốc kiểm soát chặt dịch Covid-19, đồng thời siết chặt hoạt động kiểm dịch thực vật. Mỗi lần như vậy, thanh long tại các vùng trồng ở nước ta lại ùn ứ, giá giảm mạnh, người nông dân chịu cảnh thua lỗ và lại kêu gọi “giải cứu”, hỗ trợ tiêu thụ.
Là cây trồng chủ lực, sản lượng thanh long ở nước ta lên tới
hàng triệu tấn mỗi năm.
Thời điểm hiện tại, khi chuỗi ngày ùn ứ nông sản tại cửa khẩu Lạng
Sơn, Quảng Ninh kéo dài từ cuối năm 2021 chưa chấm dứt, giá thanh
long vẫn chìm sâu dưới đáy.
Ông Quân - nhà vườn trồng thanh long ở Long An - cho biết, giá loại quả này hiện chỉ 3.000-5.000 đồng/kg mà vẫn khó tiêu thụ vì đang tắc đường sang Trung Quốc.
Tại Bình Thuận, dù đang là vụ nghịch nhưng thanh long giảm rất sâu, chỉ 1.000-2.000 đồng/kg, khiến nhà vườn trồng thanh long lỗ nặng. Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, số lượng thanh long của các doanh nghiệp trong tỉnh đang tồn ở cửa khẩu và các kho lạnh lên đến 30.000 tấn, cần phải tiêu thụ trong vòng 15 ngày.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, thừa nhận những tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá thanh long giảm sâu, còn 2.000-3.000 đồng/kg.
Trong quý I/2022, sản lượng thanh long các tỉnh trồng lớn phía Nam đạt khoảng 247.000 tấn, trong đó riêng tháng 3 khoảng 63.000 tấn. Hiện nay, một số nông dân đã tạm dừng sản xuất rải vụ thanh long để tránh rủi ro.
Tại Hà Nội, từ cuối năm 2021 đến nay, thanh long được rao bán la liệt với giá rẻ như cho. Theo đó, thanh long ruột đỏ và ruột trắng có giá dao động từ 5.000-9.000 đồng/kg tuỳ loại.
Thanh long được bán tràn chợ với giá chỉ vài nghìn đồng 1kg
(ảnh: BH)
Các DN chế biến nông sản cũng cho rằng, bên cạnh xuất khẩu quả tươi còn có thể đẩy mạnh chế biến sâu. Thanh long chất lượng cao, to đẹp có thể tiêu thụ dưới hình thức quả tươi. Loại hàng kém hơn, mẫu mã xấu đưa vào chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng khác như: thanh long sấy, kem thanh long, làm rượu, cấp đông, làm tương,... Thậm chí, vỏ thanh long cũng được tận dụng để lấy màu dùng trong chế biến thực phẩm.
Việc đưa vào chế biến cũng sẽ làm giảm áp lực mùa vụ với loại cây trồng có sản lượng lớn như thanh long. Thực tế hiện nay, nhiều HTX sản xuất đã thành công, không còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng thị trường xuất khẩu.
Trong chuyến công tác vào Bình Thuận mới đây, khi bàn về giải pháp để cây thanh long phát triển bền vững, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu các địa phương phải tổ chức lại sản xuất thanh long bắt đầu từ cấp xã theo hướng hiểu rõ về sản xuất đến nắm rõ nhu cầu thị trường, hiểu rõ từng thị trường, đối tác và đối tượng cạnh tranh.
Cùng với đó hướng dẫn nông dân, HTX, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Có như vậy mới từng bước nâng cao giá trị trái thanh long, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.
Bạn đang xem: Siêu thực phẩm 650 nghìn/kg ở châu Âu, Việt Nam có 1,4 triệu tấn chỉ 3 nghìn/kg
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Giá vàng hôm nay 2/3: Dồn dập đòn trừng phạt, vàng tăng mạnh
- Thanh long tại Việt Nam bán 'giải cứu' 5.000-10.000 đồng/kg nhưng xuất sang châu Âu giá 400.000 đồng 1 quả
- Thanh long ruột đỏ xuất khẩu cùng bà con giá rẻ giật mình chưa đến 10k/kg
- Thanh long được làm thành bánh mì và thạch bán ở siêu thị với giá chỉ 3.500 đồng/chiếc
- Thanh long chất núi trong siêu thị, mấy khi được ăn hàng xịn giá rẻ
- Hàng vip ‘dội chợ’ Hà Nội, thanh long đỏ giá 4.000 đồng/kg