Sai lầm thường gặp khi sử dụng nồi nấu chậm
Hôm nay, META sẽ tổng hợp một số lỗi thường gặp khi sử dụng nồi nấu chậm. Hi vọng với những kiến thức tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng nồi hiệu quả hơn.
Nồi nấu chậm có những công dụng tuyệt vời như nấu, ninh, hầm giúp giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay một số mẹ vẫn đang mắc phải những sai lầm làm mất dinh dưỡng của thực phẩm và lãng phí năng lượng.
Công dụng của nồi nấu chậm:
Nồi nấu chậm sẽ làm chín thực phẩm ở nhiệt độ thấp từ 75 - 135 độ để nấu chín thức ăn trong thời gian dài nên sẽ giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là các Vitamin.
Lòng nồi sử dụng chất liệu cao cấp an toàn với sức khỏe các thành viên trong gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ.
Sử dụng đa chức năng cho nhiều món ăn khác nhau:
- Hầm gà
- Hầm xương
- Chưng yến
- Nấu chè
- Kho cá, kho thịt
- Nấu chocolate
Nồi sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn nguyên liệu cho vào nồi, cài đặt và chờ thực phẩm chín giúp tiết kiệm thời gian rất tiện dụng.
Những sai lầm khi sử dụng nồi nấu chậm:
1. Nấu quá nhừ:
Khi bạn nấu quá lâu, rau củ và thịt có thể sẽ bị mất mùi vị thơm ngon và trở thành món hỗn hợp bị nát gây mất thẩm mỹ và khó ăn. Bạn nên chọn cài đặt "giữ ấm" (Keep Warm) nếu cần để món gì đó lâu hơn thời lượng theo công thức.
Vì thế khi nấu bạn cần lựa chọn đúng loại thực phẩm, nên nấu những món ăn cần thời gian nấu lâu hơn.
2. Chọn sai loại thịt:
Chọn loại thịt tốt nhất để làm món ninh, hầm khi dùng nồi nấu chậm là loại có tương đối nhiều mỡ. Để giảm cảm giác ngấy, bạn có thể cắt bớt phần mỡ trước hoặc sau khi nấu.
Bạn không nên chọn thịt có quá nhiều phàn nạc sẽ không ngon và khô hơn so với thịt có lẫn mỡ.
3. Cho quá ít hoặc nhiều nguyên liệu:
Nồi nấu chậm hoạt động tốt nhất khi lượng nguyên liệu chiếm 1/2 hoặc 3/4 nồi. Cho quá nhiều, nồi sẽ rung mạnh khi sôi. Cho quá ít, thức ăn sẽ bệt dính dưới đáy nồi. Nếu cần nấu nhiều hoặc ít hơn thông thường, bạn nên để ý điều chỉnh thời gian.
Để đảm bảo đủ cung cấp lượng thực phẩm và nồi hoạt động hiệu quả thì bạn nên lựa chọn dung tích phù hợp để tránh lãng phí hoặc quá tải.
Ví dụ gia đình bạn có đông thành viên từ 7 thành viên trở lên như: Nồi nấu cháo đa năng Hàn Quốc BBCooker (3,5 lít).
- Gia đình bạn có 4 - 6 thành viên thì có thể chọn nồi có dung tích 2,5 lít như: Nồi nấu cháo đa năng Hàn Quốc BBCooker (2,5 lít).
- Nếu chỉ nấu cháo cho bé thì bạn lựa chọn dung tích nhỏ hơn như: Nồi nấu cháo đa năng Hàn Quốc BBcooker BS07 (0,7 lít)...
4. Cắt rau củ quá to hoặc quá nhỏ:
Bạn nên cắt rau củ với kích cỡ vừa phải và đồng đều sẽ giúp món hầm của bạn ngon hơn, đảm bảo thẩm mĩ. Hơn nữa, cắt rau củ đều nhau để tránh trường hợp có miếng còn sượng, có miếng đã mềm nhũn ăn không ngon miệng.
5. Thường xuyên mở nắp nồi:
Nhiều người có thói quen mở nắp nồi để kiểm tra thức ăn bên trong khi nấu. Tuy nhiên, điều này khiến cho nhiệt thoát khỏi nồi, thời gian nấu kéo dài hơn và món ăn có thể không đạt độ nhừ như bạn muốn.
Nồi nấu chậm thường sử dụng nắp kính cường lực trong suốt nên có thể quan sát từ bên ngoài, nên việc mở nắp nồi liên tục là không cần thiết.
Trên đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng nồi nấu chậm. Hi vọng các mẹ có thể rút kinh nghiệm và sử dụng nồi nấu chậm hiệu quả, đảm bảo thức ăn giữ được nguyên dinh dưỡng, đẹp mắt và tiết kiệm năng lượng.
Bạn đang xem: Sai lầm thường gặp khi sử dụng nồi nấu chậm
Chuyên mục: Điện máy gia dụng
Các bài liên quan
- Cách sử dụng nồi nấu cháo chậm, nồi nấu chậm đúng cách, nấu ngon
- Chảo Tefal giá bao nhiêu? Báo giá chảo Tefal mới nhất, rẻ nhất
- Top 6 chảo từ Tefal chất lượng, bán chạy nhất
- Top 9 chảo chống dính Tefal của Pháp được chị em tin dùng nhất
- Top 4 chảo Tefal 24cm được chị em đánh giá cao nhất
- Top 3 chảo Tefal 28cm được các bà nội trợ đánh giá tốt nhất