Quỳnh Dao để lại khối tài sản hơn 8.700 tỷ đồng
Quỳnh Dao để lại khối tài sản thừa kế hơn 2,5 tỷ NDT (hơn 8.700 tỷ đồng). Khối tài sản thừa kế khổng lồ của nhà văn Quỳnh Dao không chỉ ở tiền bản quyền mà còn là nguồn thu nhập lớn từ bất động sản và các công ty điện ảnh, truyền hình.
Các tác phẩm của Quỳnh Dao đã định hình quan niệm về tình yêu trong nhiều thế hệ, tạo nên những mộng ảo cho những người trẻ chưa từng yêu, bên cạnh đó nó cũng góp phần tạo ra giá trị thương mại rất lớn.
Tiền bản quyền từ tác phẩm văn học, phim ảnh
Kho tàng tác phẩm lãng mạn của Quỳnh Dao bán chạy ở Trung Quốc trong hơn 40 năm kể từ 1965 giúp nữ nhà văn tích lũy số tài sản lớn, hình thành nên nền văn hóa khổng lồ - "Nền kinh tế Quỳnh Dao" do bà và chồng Bình Hâm Đào cùng tạo dựng. Bà có công lớn nâng đỡ nhiều nghệ sĩ vụt sáng thành sao, làm nên mô hình kinh doanh tích hợp "tiểu thuyết + xuất bản + phim và truyền hình".
Theo Ifeng, ước tính 70 tác phẩm được chuyển thể của Quỳnh Dao mang lại hơn một tỷ NDT tiền bản quyền, thêm vào đó là bất động sản và các công ty giải trí, giá trị tài sản của Quỳnh Dao để lại vượt quá 2,5 tỷ NDT.
Sự nghiệp sáng tạo của Quỳnh Dao bắt đầu vào năm 1965, khi Tập đoàn Điện ảnh Trung ương mua bản quyền cuốn tiểu thuyết Sáu giấc mộng của bà và nhanh chóng chuyển thể thành phim. Năm 1966, bộ phim Bên ngoài cửa sổ chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Quỳnh Dao được phát hành tại Đài Loan (Trung Quốc). Kể từ đó, các tác phẩm của cô đã trở thành tài liệu phổ biến cho các bộ phim và truyền hình chuyển thể.
Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn bao gồm Vườn rộng sân sâu, Cánh nhạn cô đơn, Dòng sông ly biệt, Xóm vắng… trong đó loạt phim Hoàn Châu Cách Cách đã đạt được thành công lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia châu Á. Năm 2011, Quỳnh Dao một lần nữa bắt tay với Đài truyền hình Hồ Nam để ra mắt phiên bản mới của Hoàn Châu Cách Cách, tiếp tục tạo sự chú ý lớn.
Vào những năm 1990, Nhà xuất bản Hoa Thành đã giành được bản quyền Quỳnh Dao toàn tập và trả hơn 3 triệu NDT tiền bản quyền, đây chỉ là thu nhập từ một trong hơn 70 tác phẩm của bà. Đến năm 2007, doanh thu bản quyền từ bản quyền video và bản quyền phát sóng phát thanh và truyền hình của Quỳnh Dao chỉ riêng ở Trung Quốc đã vượt quá 200 triệu NDT.
Hoàn Châu Cách Cách, Tân dòng sông ly biệt... mang lại nguồn doanh thu bản quyền lớn cho Quỳnh Dao.
Vào thời kỳ đỉnh cao, doanh thu bản quyền của ba bộ phim Hoàn Châu Cách Cách cũng vượt quá 100 triệu NDT. Nếu cộng thêm doanh thu từ bản quyền ở nước ngoài, riêng Hoàn Châu Cách Cách đã mang về cho Quỳnh Dao hơn 500 triệu NDT.
Ngoài ra, các bộ phim truyền hình khác của Quỳnh Dao, chẳng hạn như Tân dòng sông ly biệt, thu nhập từ bản quyền phim và truyền hình của Quỳnh Dao đã vượt quá một tỷ NDT.
Đế chế kinh doanh của Quỳnh Dao
Đằng sau đế chế kinh doanh của Quỳnh Dao là Crown Publishing Group do bà cùng chồng là Bình Hâm Đào đồng sáng lập. Crown Publishing Group không chỉ xuất bản toàn bộ tác phẩm của Quỳnh Dao mà còn sở hữu bản quyền của các nhà văn nổi tiếng như Trương Ái Linh, Tam Mao, Trương Tiểu Nhàn.
Vợ chồng Quỳnh Dao - Bình Hâm Đào.
Là một trong những nhà xuất bản văn học lớn nhất Đài Loan (Trung Quốc), Crown Publishing Group đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các tác phẩm của Quỳnh Dao, khiến tiểu thuyết của bà có chỗ đứng ở Trung Quốc và đạt được doanh thu đáng kinh ngạc. Thu nhập bản quyền từ các tác phẩm của Quỳnh Dao ở Trung Quốc vượt quá 3 triệu NDT, cộng với việc bán các bản sao lậu, ước tính con số lên đến 8 triệu NDT.
Ngoài Tập đoàn xuất bản Crown do chồng bà là Bình Hâm Đào thành lập, Quỳnh Dao còn sở hữu ba công ty điện ảnh và truyền hình: Công ty Khả Nhân, Công ty Di Nhân và Công ty Trọng Kiệt. Công ty Khả Nhân thuộc về Quỳnh Dao, tổng giám đốc của Công ty Di Nhân và Công ty Trọng Kiệt là Hà Tú Quỳnh, con dâu của Quỳnh Dao - người chịu trách nhiệm đầu tư quay phim truyền hình và quản lý nghệ sĩ, còn con trai bà là Trần Trung Duy nắm quyền mảng sản xuất.
Thông tin công khai cho thấy Di Nhân được thành lập vào tháng 10/1985. Người phụ trách là Hà Tú Quỳnh, với tổng số vốn là 2,2 triệu NDT. Thông tin nhãn hiệu cho thấy công ty đã đăng ký nhiều nhãn hiệu, liên quan đến dịch vụ ăn uống, lưu trú, dịch vụ trang web…
Trước đây, Quỳnh Dao cũng thành công ty ở Thượng Hải tập trung vào sự nghiệp diễn xuất và người mẫu. Hiện tại, nó đã được đổi tên và là công ty con của Truyền hình Hồ Nam.
Ngoài ra, công việc của Quỳnh Dao còn mở rộng sang việc phát triển các sản phẩm ngoại vi và nội dung phái sinh. Bà cũng tham gia vào nhiều lĩnh vực như kịch sân khấu, nhạc kịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người hâm mộ đồng thời mở rộng kênh doanh thu thương mại.
Quỳnh Dao và gia đình của con trai duy nhất Trần Trung Duy.
Sau cái chết của Bình Hâm Đào, Quỳnh Dao và các con của cô đã đạt được sự đồng thuận khi giải quyết quyền thừa kế. Nhà xuất bản Crown thuộc sở hữu ngang nhau của các con của Bình Hâm Đào, trong khi ba công ty ngành điện ảnh và truyền hình và Crown trị giá 560 triệu NDT đều thuộc sở hữu của Quỳnh Dao
Điều đáng nói là Quỳnh Dao không đề cập đến tỷ lệ phân chia tài sản thừa kế cụ thể trong thư tuyệt mệnh của mình.
Các bất động sản đứng tên Quỳnh Dao có dinh thự bề thế tên Khả Viên trị giá hơn 550 triệu NDT. Biệt thự 7 tầng này có diện tích gần 700 mét vuông có vườn hoa, hòn non bộ, hồ cá, nhiều cây cảnh… Bà gắn bó với Khả Viên hơn 30 chục năm nay. Khả Viên là món quà mà Bình Hâm Đào để lại cho bà sau khi qua đời.
Bạn đang xem: Quỳnh Dao để lại khối tài sản hơn 8.700 tỷ đồng
Chuyên mục: Giải trí
Các bài liên quan
- Diễn viên Lâm Tâm Như lặng lẽ tới viếng nhà văn Quỳnh Dao
- Mối hận thù suốt 50 năm không thể hóa giải giữa Quỳnh Dao và 3 con chồng
- Dòng người đội mưa đến lễ tang nhà văn Quỳnh Dao
- Con trai lần đầu lên tiếng về cái chết của nhà văn Quỳnh Dao
- Dàn mỹ nhân nổi tiếng nhờ tác phẩm của Quỳnh Giao
- Châu Kiệt bị chỉ trích vì không tiễn biệt Quỳnh Dao