Quy tắc đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng chuẩn, bảo vệ an toàn của chính bạn
Đội mũ bảo hiểm cần thực hiện đúng cách để tham gia giao thông an toàn hơn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những quy tắc đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng chuẩn, bảo vệ an toàn của chính bạn, cùng tham khảo nhé!
Xem nhanh
1Tại sao cần đội mũ bảo hiểm đúng cách
Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông luôn là điều cần thiết để đảm bảo hạn chế các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình tham gia giao thông.
Theo Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (AIP), đội mũ bảo hiểm đúng cách giúp giảm nguy cơ bị chấn thương sọ não và nguy cơ tử vong. Tỷ lệ này đúng với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.
Theo kết quả thu được từ quỹ phòng chống thương vong châu Á tỷ lệ thương vong có thể giảm tới 69% và 42% nguy cơ tử vong nếu bạn và người thân đội nón bảo hiểm đúng cách khi điều khiển xe trên đường.
Do đó, nếu đội mũ bảo hiểm sai cách, đội mũ mà không cài quai mũ cũng nguy hiểm không kém, đồng thời tạo ra nguy hiểm cho những người đi phía sau, nếu không kịp thời phòng tránh. Ngược lại, việc đội mũ bảo hiểm đúng cách cũng bảo vệ tính mạng của bạn tốt hơn khi tham gia giao thông.
2Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng đầu của mình.
Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.
Bước 2: Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.
Bước 3: Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn.
Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón.
- Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách.
- Nếu bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.
Với các bước đơn giản trên, bạn đã biết cách đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn rất nhanh, gọn. Nón bảo hiểm được đội đúng chuẩn là không làm người đội mũ khó chịu, đau đầu. Tầm nhìn và tai nghe của người đội mũ điều khiển phương tiện giao thông không bị cản trở.
3Một vài lưu ý khi đội mũ bảo hiểm
- Nên chọn nón vừa với cỡ đầu. Nón không được rộng quá cũng không được quá chặt.
- Nón bảo hiểm không đội tụt về phía sau đầu cũng không đội trùm lên phía trước.
- Khi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông thì chỉ đội mũ bảo hiểm, không được đội mũ bảo hiểm bên ngoài bất kỳ loại nón nào khác để đảm bảo an toàn.
- Dây nón cần được điều chỉnh phù hợp.
- Không đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nó không đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Mũ nếu đã qua va chạm mạnh dù không bị vỡ hay nứt thì cũng không nên sử dụng lại.
- Không nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
- Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ,...
- Dùng các chất tẩy nhẹ như dầu gội đầu, nước rửa chén,... để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng vải mềm.
Trên đây là bài viết chỉ ra quy tắc đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng chuẩn, bảo vệ an toàn của chính bạn. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể đội mũ bảo hiểm đúng cách và an tâm hơn khi tham gia giao thông nhé!
Bạn đang xem: Quy tắc đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng chuẩn, bảo vệ an toàn của chính bạn
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Mũ bảo hiểm Nón Sơn giảm SỐC đến 50%, đồng giá 300.000đ
- Mũ bảo hiểm Nón Sơn giảm SỐC đến 49%, đồng giá 306.000đ
- Cách đội mũ bảo hiểm giúp mái tóc đúng kiểu, vào nếp, không bị xẹp cực hiệu quả
- Mũ bảo hiểm là gì? Có bao nhiêu loại? Nên mua loại nào?
- Những giấy tờ cần thiết để được hưởng bảo hiểm xe máy sau tai nạn giao thông
- Kinh nghiệm vàng khi gặp Cảnh sát giao thông dừng xe