Nữ sinh 16 tuổi đi cấp cứu sau 3 ngày liên tục dùng 'thú vui giới trẻ'
Sau 3 ngày hít bóng cười, cô gái 16 tuổi tê bì tứ chi, hay bị chuột rút, giảm cảm giác chân tay hai bên, phải nhập viện cấp cứu.
Bệnh nhân quê Vĩnh Phúc, được đưa vào khoa Nội thần kinh - Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đầu tháng 8. Thầy thuốc khai thác tiền sử cho thấy trước đây bệnh nhân khỏe mạnh, 2 tuần trước sử dụng 15 quả bóng cười trong 3 ngày.
Sau đó, người bệnh xuất hiện tình trạng tê bì tứ chi, hay bị chuột rút, giảm cảm giác chân tay hai bên, chân nặng hơn tay. Tình trạng yếu chi tiến triển tăng dần dẫn đến không vận động được 2 chân.
Thời điểm vào viện, cô gái tê bì, giảm cảm giác tứ chi; chân nặng hơn tay, liệt mềm chân cơ lực 2/5, gặp khó khăn trong vận động, không thể đi lại, phải di chuyển bằng xe lăn.
Bác sĩ Thủy kiểm tra tình trạng người bệnh. Ảnh: BVCC
Người bệnh được chẩn đoán tổn thương thần kinh ngoại vi giai đoạn bán cấp do lạm dụng bóng cười, được chỉ định điều trị bằng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, vitamin B12 liều cao.
Sau 10 ngày điều trị, người bệnh cải thiện các triệu chứng lâm sàng, đi lại, vận động được, đỡ tê bì, sức cơ chi trên 5/5, sức cơ chi dưới 2 bên 4-5/5. Hiện bệnh nhân đã xuất viện, duy trì thuốc ngoại trú, hẹn tái khám.
N2O (khí cười) là hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ. Trong y khoa, N2O được sử dụng làm thuốc gây mê, có tác dụng giảm đau, an thần. Khi hít N2O, con người sẽ có tình trạng kích thích, phấn khích, ảo giác gây cười.
Hít bóng cười gây ra hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe con người. Nếu sử dụng bóng cười nhanh và ít sẽ gây hưng phấn thoáng qua. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Nội thần kinh - Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, ngộ độc khí Nitơ Oxit (N2O) do lạm dụng hít bóng cười trong thời gian dài có thể dẫn đến thoái hóa thần kinh bán cấp do bất hoạt vitamin B12, gây tổn thương thần kinh kéo dài và khó phục hồi.
N2O có tác dụng giống như ma túy, người sử dụng có xu hướng tăng lên để đạt được khoái cảm và dần dần gây nghiện.
Các triệu chứng khi lạm dụng bóng cười như tê bì, yếu chi, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, thiếu máu, thiếu vitamin B12… Nghiêm trọng hơn là tình trạng ức chế, hôn mê, tụt huyết áp, tê liệt cơ thể và thậm chí tử vong. Với những người bị bệnh về tim mạch, hen suyễn và các bệnh liên quan tới đường hô hấp, việc sử dụng và tiếp xúc với khí N2O có thể bị nguy hiểm tới tính mạng do ngạt khí, suy hô hấp.
Bạn đang xem: Nữ sinh 16 tuổi đi cấp cứu sau 3 ngày liên tục dùng 'thú vui giới trẻ'
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng đến gãy đốt sống cổ, tổn thương sức khỏe 23%
- Loại “hạt trường thọ” ăn cùng cơm mỗi ngày vừa bổ tim vừa sáng trí
- Cách khắc phục chứng hôi miệng
- Người đàn ông may mắn phát hiện sớm bệnh ung thư nhờ lời khuyên của vợ
- Chi phí điều trị một số bệnh ung thư thường gặp, BHYT chi trả ra sao?
- Người phụ nữ 41 tuổi ở Hà Nội sinh mổ lần thứ 7